Nhiều nhà phân tích cho biết động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong tháng 5 cấm các tập đoàn trong nước kinh doanh với Huawei có thể gây tổn thất tại thị trường châu Phi nơi tập đoàn Trung Quốc này đã đặt chân từ 21 năm trước. 

{keywords}
 

Theo Tập đoàn dữ liệu quốc tế (Mỹ), cổ phần của Huawei trên thị trường điện thoại thông minh thế giới vào tháng 5 vừa qua đã giảm xuống còn 8,7%, trong khi 3 tháng trước đạt 11,8%.

Các đối thủ của Huawei như Transsion (Trung Quốc), vốn kinh doanh tại châu Phi với các thương hiệu Tecno, Itel và Infinix; và Samsung (Hàn Quốc) trong khi đó ngày càng gia tăng thị phần.

Huawei đã bất bình khi The Wall Street Journal đăng tải thông tin cáo buộc tập đoàn viễn thông này hỗ trợ Chính phủ Uganda và Zambia do thám đối thủ chính trị. Hồi tháng 4, Chính phủ Kenya đã ký một thỏa thuận trị giá 172 triệu USD với Huawei để xây dựng một trung tâm dữ liệu và "thành phố thông minh".

Bất chấp những hoạt động kinh doanh đó, nhà phân tích George Mbuthia chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) rằng lệnh cấm của Mỹ đã gây bất ổn cho Huawei.

Dòng điện thoại thông minh Y của Huawei đang phải cạnh tranh với dòng A của Samsung cùng Tecno Camon 11 và Tecno Spark 3. Trong tháng 5, Huawei cũng gặp thêm khó khăn lớn khi Google hùa theo Chính phủ Mỹ hạn chế người dùng được sử dụng dịch vụ của hãng trong điện thoại Huawei.

Bên cạnh đó, các công ty sản xuất linh kiện Mỹ như Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom đều thông báo sẽ ngưng cung cấp sản phẩm cho Huawei vì lệnh cấm của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Chuyên gia công nghệ Peter Wanyonyi tại New Zealand nhận định điện thoại thông minh của Huawei luôn thu hút khách hàng bởi chất lượng ổn định và giá thành hợp lý hơn so với Samsung, Apple. Song ông Wanyonyi đánh giá Huawei sẽ gặp khó khăn về mặt ngắn và trung hạn, cũng như sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để Huawei tung hệ điều hành do hãng này phát triển là Harmony.

Theo Baotintuc