Sau khi Mỹ điều máy bay ném bom tàng hình B-2, chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor và các máy bay B-52 tới uy hiếp Bình Nhưỡng, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về năng lực phòng không mà Triều Tiên đang có để đối mặt nếu chiến tranh xảy ra.

Các tin liên quan

Lý giải động thái quân sự của Trung Quốc với Triều Tiên

Số phận tàu tình báo Mỹ bị giữ ở Triều Tiên

Cặp đôi nắm thực quyền ở Triều Tiên là ai?


Triều Tiên được cho là có một trong hai hệ thống phòng thủ dày đặc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống này chủ yếu được lắp đặt bằng các radar và tên lửa do Liên Xô chế tạo từ những năm 1950, 1960 và 1970 - loại vũ khí mà Mỹ đang nỗ lực thủ tiêu trong nhiều năm qua bằng cách kết hợp gây nhiễu ra đa, công nghệ tàng hình và các tên lửa chống radar.

Thực tế, các máy bay B-2 và F-22 được thiết kế từ những năm 1980 và 1990, chuyên để chọc thủng các hàng rào phòng thủ như vậy. Ngay cả các máy bay B-52 cũ cũng có thể bắn các tên lửa hành trình AGM-86 vào Triều Tiên từ bên ngoài giới hạn phòng không của nước này.

Dưới đây là một số tên lửa trong hệ thống phòng không mà CHDCND Triều Tiên có thể đang sở hữu. Tất cả đều có nguồn gốc từ Liên Xô, với một số được chế tạo ở Liên Xô cũ còn một số khác có giấy phép sản xuất ở Triều Tiên.

{keywords}
SA-2 Guideline

SA-2 Guideline: Tổ hợp tên lửa đất đối không này nổi tiếng vì bắn hạ máy bay do thám Gary Powers' U-2 trên bầu trời Nga năm 1960. Triều Tiên có thể có 1.950 tên lửa này. Tuy cũ nhưng các SA-2 của Iraq đã hạ được một F-14A+ và một F-15E Strike Eagle của Hải quân Mỹ trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991.

{keywords}
SA-6 Gainful

SA-6 Gainful: Có nhiều thông tin không được kiểm chứng rằng Triều Tiên có một số lượng các tên lửa này. SA-6 còn được đặt biệt danh "ba ngón tay của Tử thần" bởi nó có 3 tên lửa được đặt cạnh nhau trên dàn phóng.

SA-6, cũng là mẫu của những năm 1960, hiện nay có thể bị hạ gục tương đối dễ dàng.  


{keywords}
SA-3 Goa

SA-3 Goa: Tổ hợp tên lửa này cũng do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960 và bắn hạ được nhiều chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Triều Tiên được cho là có 32 khẩu đội tên lửa này với ít nhất 6 địa điểm - được trang bị boong-ke bê tông để bảo vệ tên lửa và radar - để phòng thủ cho Bình Nhưỡng.

{keywords}
SA-13 Gopher

SA-13 Gopher: Đây là hệ thống tên lửa di động, tầm nhiệt và độ cao thấp được thiết kế hồi những năm 1970 để bảo vệ các lực lượng mặt đất của Liên Xô khỏi sự yểm trợ bám sát mặt đất của các phi cơ phương Tây.

B{keywords}
SA-16 Gimlets

SA-16 Gimlets: Có tin Triều Tiên nắm trong tay hàng trăm tên lửa tầm nhiệt, vác vai, được chế tạo từ những năm 1980 này. Cũng giống như các SA-3, chúng được dùng để bảo vệ binh sĩ trên mặt đất khỏi các cuộc tấn công cấp độ thấp.

{keywords}
SA-4 Ganef

SA-4 Ganef: Đây là hệ thống di động có từ những năm 1960 dùng để bắn hạ các máy bay ném bom bay cao. SA-4 có tầm bắn khoảng 55km và có thể chạm tới độ cao khoảng 24km. Tuy nhiên, loại vũ khí này đã được cho "nghỉ hưu" và chỉ được dùng ở một vài nước trên thế giới, trong đó có thể có Triều Tiên.

{keywords}
SA-5 Gammon

SA-5 Gammon: Triều Tiên có thể có tới 40 khẩu đội pháo cũ này, dùng để bắn các máy bay ném bom độ cao ở khoảng cách xa. SA-5 được giới thiệu hồi giữa thập niên 1960 và là một hệ thống cố định nên khó "trốn" khỏi các chiến đấu cơ Mỹ được trang bị tên lửa chống radar. Tuy nhiên, Triều Tiên được cho là giấu chúng trong các boong-ke bê tông.

{keywords}
SA-17 Gadfly

SA-17 Gadfly: Hệ thống này có biệt danh "Bốn ngón tay của Tử thần", vì có 4 tên lửa nằm cạnh nhau trên bệ phóng. Triều Tiên có thể có hàng trăm tên lửa được Liên Xô phát triển hồi những năm 1970 này. SA-17 có tầm bắn khoảng 30km và chạm tới độ cao 14km. Cả bệ phóng và hệ thống radar được thiết kế di động, có thể tránh khỏi tầm quan sát của các máy bay ném bom kẻ thù.

SA-17 hiện được nhiều nước trên thế giới sử dụng.

Thanh Hảo (Theo FP)