Bước vào Nhà Trắng với học thuyết "Nước Mỹ trên hết", sau một năm, Tổng thống Donald Trump đã làm thay đổi không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới bằng nhiều quyết sách khá bất ngờ và gây tranh cãi.

Trong bài phát biểu nhậm chức trước Đồi Capitol cách đây 1 năm, ông Donald Trump phát ra tín điều "sự bảo vệ sẽ dẫn đến sự thịnh vượng và sức mạnh to lớn".

{keywords}
Ảnh: Reuters

Vậy nền kinh tế Mỹ đã chuyển mình thế nào dưới "sự bảo vệ" của Tổng thống Trump? Và các quyết định được đưa ra trong 12 tháng qua đã tác động thế nào đến cường quốc số 1 thế giới?

Chứng khoán, việc làm và GDP "đột biến"

Báo Anh The Independent đặt câu hỏi: Điều gì đã xảy ra với thị trường chứng khoán?

Các phân tích kinh tế ưa thích của Tổng thống Trump trong năm qua liên quan đến các chỉ số chứng khoán Mỹ. "Chỉ số Dow Jones tăng từ 18.589 ngày 9/11/2016 đến 25.075 điểm ngày nay… Đợt tăng 1.000 điểm này là nhanh nhất trong lịch sử… Sáu nghìn tỷ USD giá trị được tạo ra", ông Trump viết ngày 5/1. 

Vào thời điểm ông Trump thắng cử, chỉ số công nghiệp Dow Jones ở mốc 18.589 điểm khi Trump thắng cử. Hiện chỉ số này trên 26.000 điểm. Đúng là mức tăng của chỉ số giữa 24.000 và 25.000 điểm là mức tăng 1.000 điểm nhanh chưa từng có. 

Donald Trump cũng thường xuyên tự khen sự cải thiện việc làm từ khi ông lên cầm quyền. "Công việc đang trở lại với Mỹ" – đó là một trong những điều ông thường nói.

Quả thực vậy, số lượng việc làm tăng thêm hàng tháng là rất vững chắc, đạt trung bình khoảng 170.000 vị trí/tháng. Và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,1%, từ con số 4,8% trong tháng 1 năm 2017 và thấp nhất kể từ năm 2000.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng câu chuyện việc làm của nước Mỹ không bắt đầu từ năm 2017 khi ông Trump vào Nhà Trắng. Thực tế đã có một lực đẩy lớn từ nhiệm kỳ của ông Barack Obama, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh từ đỉnh điểm 10% trong đợt suy thoái năm 2009. Và cũng không có bằng chứng cho thấy một sự dịch chuyển lớn từ các hãng sản xuất lớn đưa việc làm từ chuỗi cung ứng quốc tế của mình về Mỹ.

Nhưng dù thế nào thì kinh tế Mỹ vẫn hưởng sự phục hồi mạnh mẽ trong quý II và quý III/2017 dù phải hứng chịu nhiều cơn bão lịch sử. GDP lần lượt tăng trưởng 3,1 và 3,2% - mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán mức tăng trưởng cả năm 2017 của Mỹ là 2,2%, cao hơn 1,5% của năm 2016, và năm 2018 sẽ đạt 2,3%, cao nhất trong câu lạc bộ các nước giàu G7.

Bức tranh kinh tế tích cực này một phần nhờ Tổng thống Trump thực hiện chủ trương "Nước Mỹ trên hết", cụ thể hóa bằng việc chú trọng đầu tư trong nước, cắt giảm thâm hụt thương mại, giảm thiểu nhiều quy định kinh doanh, thậm chí là bỏ qua các quy định, quy tắc thương mại quốc tế.

{keywords}
Chỉ số Dow Jones tăng nhanh trong năm đầu cầm quyền của Tổng thống Trump.

Đối ngoại "phá cách"

Ngoài những phát ngôn gây chú ýTổng thống Trump đã khiến nhiều đồng minh của Mỹ trên thế giới cảm thấy bất an khi ông liên tục điều chỉnh chính sách, giảm bớt cam kết đa phương, từ bỏ nhiều hiệp định dày công đàm phán như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Khí hậu Paris.

Ông cũng rút khỏi Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO), đồng thời cắt giảm nhiều khoản đóng góp cho Liên Hợp Quốc.

Về chống khủng bố, chính quyền Trump đẩy mạnh các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài, gia tăng tần suất các vụ không kích, tập trung chống khủng bố ở Yemen và Somalia.

Ông ưu tiên giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thông qua gia tăng sức ép trên mọi mặt trận, đặc biệt là cấm vận. Tổng thống Mỹ cũng khiến dư luận bất ngờ khi thay đổi quan điểm của các chính quyền trước đây, chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Tại châu Á, Trung Quốc ngày một lớn mạnh, Nga và Iran đang chiếm ưu thế trong khi tại châu Âu, mối liên kết giữa Mỹ với NATO cũng như các đồng minh chủ chốt ngày càng lỏng lẻo.

Nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế đang giảm sút dù Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Gây tranh cãi và chia rẽ

Một trong những quyết định gây chia rẽ nhất của Tổng thống Trump ở trong nước là bủy bỏ một phần Đạo luật Chăm sóc y tế giá rẻ Obamacare do người tiền nhiệm để lại. Ông cũng đảo ngược hàng trăm văn bản dưới thời Obama về môi trường, năng lượng.

Trump còn ban hành nhiều sắc lệnh bảo vệ an toàn cho nước Mỹ. Nổi bật là "Sắc lệnh bảo vệ quốc gia khỏi sự nhập cư của khủng bố nước ngoài vào Mỹ", theo đó hạn chế việc đi lại và cư trú của công dân một số quốc gia ở Trung Đông và châu Phi.

Ông cũng cho triển khai xây dựng bức tường ngăn biên giới với Mexico như cam kết khi tranh cử.

Những người phản đối cho rằng, những thay đổi này sẽ khiến bất công xã hội ở Mỹ gia tăng khi chỉ làm lợi cho người giàu và gây thiệt cho người nghèo. Họ cho rằng, các chính sách của chính quyền mới chỉ phục vụ cho giới doanh nhân giàu có, đặt lợi nhuận lên trên yếu tố môi trường, an toàn cũng như như sức khỏe của dân chúng.

Thanh Hảo

Ông Trump cầm ô đi trước vợ con giữa trời mưa

Ông Trump cầm ô đi trước vợ con giữa trời mưa

Tổng thống Mỹ Donald Trump một mình cầm ô đi trước Đệ nhất phu nhân Melania và con trai út Barron trong lúc bước lên chiếc Không lực Một giữa trời mưa gió.

Châu Phi đòi ông Trump xin lỗi vì phát ngôn 'miệt thị'

Châu Phi đòi ông Trump xin lỗi vì phát ngôn 'miệt thị'

Liên minh châu Phi (AU) với 55 nước thành viên đã yêu cầu Tổng thống mỹ Donald Trump phải xin lỗi sau khi ông chủ Nhà Trắng được cho là đã gọi các quốc gia trên lục địa này là "nơi dơ bẩn".

Lý do bất ngờ khiến ông Trump hủy chuyến thăm London

Lý do bất ngờ khiến ông Trump hủy chuyến thăm London

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không tới London để dự lễ khai trương tòa sứ quán tỷ đô mà nước ông mới xây ở thành phố này.

Tuyên bố thẳng thừng của ông Trump về điều tra quan hệ với Nga

Tuyên bố thẳng thừng của ông Trump về điều tra quan hệ với Nga

Tổng thống Donald Trump tuyên bố "không thể" có chuyện ông sẽ bị thẩm vấn bởi Robert Mueller, công tố viên điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.

Sự thật bất ngờ về nút hạt nhân của ông Trump

Sự thật bất ngờ về nút hạt nhân của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông luôn có một "nút hạt nhân" để thực hiện một vụ tấn công tên lửa. Tuy nhiên, tiến trình này trên thực tế phức tạp hơn rất nhiều.