Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tăng cường các nỗ lực nhắm tới Trung Quốc về nạn gián điệp kinh tế, đồng thời công bố một sáng kiến chống trộm cắp thương mại.

Ông Trump doạ bắn người di cư ném đá lính Mỹ

Chiến đấu cơ Nga chặn đầu máy bay Pháp, Mỹ

Ngắm 'nam thần' quảng bá cho tập trận của NATO

CNN đưa tin, Bộ Tư pháp Mỹ vừa đưa ra cáo trạng nhằm vào một công ty Trung Quốc được nhà nước bảo trợ, một công ty Đài Loan và 3 cá nhân người Đài Loan âm mưu ăn trộm các bí mật thương mại từ Micron – hãng chuyên sản xuất thẻ nhớ của Mỹ.

{keywords}
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Gián điệp kinh tế Trung Quốc nhằm vào Mỹ ngày càng tăng – và tình trạng này tăng một cách nhanh chóng. Chúng tôi ở đây hôm nay để nói 'thế là đủ lắm rồi'. Chúng tôi sẽ không chấp nhận nữa", CNN dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions nói tại một cuộc họp báo.

Ba cá nhân bị nêu trong cáo trạng làm việc cho chi nhánh Đài Loan của Micron. Sau đó, họ chuyển sang Tập đoàn United Microelectronics ở hòn đảo này, nơi cả ba được cho là đã dàn xếp ăn trộm các bí mật thương mại từ Micron. Bộ Tư pháp Mỹ chỉ ra rằng United Microelectronics hợp tác và chia sẻ công nghệ với hãng Trung Quốc Fujian Jinhua Integrated Circuit Co.

Theo CNN, United Microelectronics chưa trả lời email đề nghị bình luận về vụ việc. Thông tin liên lạc với Fujian Jinhua thì không thể tìm thấy được, còn trang web của hãng dường như bị hạ từ chiều 1/11.

Một phát ngôn viên của Micron cho biết công ty hoan nghênh quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ.

Trước đó, Mỹ đã tung một đòn mạnh vào Fujian Jinhua, khi Bộ Thương mại ở Washington  tuyên bố sẽ hạn chế các công ty Mỹ bán phần mềm và công nghệ cho hãng Trung Quốc này. Lệnh cấm có nguy cơ khiến nhà sản xuất chất bán dẫn vốn là tâm điểm chương trình "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" sụp đổ vì Fujian Jinhua phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Cũng trong tuần này, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc hai sĩ quan tình báo Trung Quốc tìm cách ăn trộm chi tiết của một loại công nghệ động cơ trực thăng từ các công ty đặt tại Mỹ.

Một loạt động thái kể trên càng khiến cho cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh thêm căng thẳng. Trong năm nay, hai cường quốc kinh tế đã đánh thuế vào lượng hàng nhập khẩu trị giá nhiều tỷ đôla của nhau. Tổng thống Trump tậm chí dọa áp đặt thêm thuế quan vào các mặt hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc vào Mỹ nếu Bắc Kinh không thay đổi các chính sách thương mại của mình.

Thanh Hảo

Hé lộ tác động cực mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ

Hé lộ tác động cực mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ

Nhiều công ty Mỹ cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, theo kết quả một cuộc khảo sát mới đây.

Mỹ-Trung đấu thương mại, ai 'đứng giữa hai làn đạn'?

Mỹ-Trung đấu thương mại, ai 'đứng giữa hai làn đạn'?

Panama là một trong những quốc gia hiện bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc-Mỹ và buộc phải tìm cách hài hòa giữa hai quốc gia này.

Chiến tranh thương mại bùng nổ, ai là nạn nhân đầu tiên?

Chiến tranh thương mại bùng nổ, ai là nạn nhân đầu tiên?

Chính sách thuế từ Mỹ, Canada, Mexico và EU có thể sẽ gây tổn hại nặng nề quá mức cho WTO.

Rủi ro toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Rủi ro toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lần đầu tiên hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau hơn 2 năm.

Ai đắc lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Ai đắc lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Các đường nét chiến lược thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dần lộ rõ. Nhiều đối tác thương mại của Mỹ phải đối mặt với những lời đe dọa rất kịch tính.

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Hiện chưa rõ khi nào thì giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi các cuộc đàm phán hồi tháng trước kết thúc mà không mang lại kết quả gì.