- Chỉ trong khoảng hai năm, Khâm Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) nhanh chóng phát triển thành một đô thị cỡ trung.

Khâm Châu trước đây là một thành phố nhỏ của tỉnh Quảng Tây. Mặc dù được xác định là một trong những điểm nóng kinh tế của địa phương, song tốc độ hiện đại hóa thành thị ở Khâm Châu chỉ thực sự được đẩy mạnh trong thời gian gần đây, sau khi nơi này được xem là "nút thắt" quan trọng trong chiến lược "một vành đai, một con đường" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào cuối năm 2013.

Sự thay đổi chóng mặt của thành phố Khâm Châu có thể nhìn thấy rõ ràng ở gần như hầu hết các ngóc ngách trong thành phố, từ những cửa hàng, siêu thị, khách sạn, cho tới các hệ thống cầu cảng, những con đường huyết mạch nối liền thành phố bên bờ biển này với các khu vực vệ tinh khác và thủ phủ Nam Ninh. Khá nhiều các công trình ở Khâm Châu mới được xây dựng, vẫn còn nồng mùi vôi vữa, xi măng.

Tuy nhiên, sự đi lên nhanh chóng của thành phố còn nhiều điều bất cập. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài Trung Quốc tham gia phát triển kinh tế tại Khâm Châu chưa thực sự nổi bật. Nhiều công trình xây dựng hoàng tránh đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng nhưng vắng bóng người. Hệ thống cảng biển được mở rộng với quy mô rất lớn, song lưu lượng hàng hóa ra vào cảng còn ở mức khá thấp.

Dưới đây là một số hình ảnh về thành phố Khâm Châu.

{keywords}

Khâm Châu có đường bờ biển dài hơn 562km, diện tích đất liền hơn 10.800km2 và dân số khoảng 4 triệu người.

{keywords}

Với mạng lưới giao thông đa dạng gồm đường biển, đường bộ và đường không, cùng nhiều tuyến đường sắt thường, cao tốc, Khâm Châu có thể dễ dàng kết nối với các khu vực khác cũng như tuyến đường sắt xuyên Á.

{keywords}

Cảng quốc tế Khâm Châu được xây dựng với mục tiêu trở thành một trung tâm vận tải biển, trung tâm dịch vụ logestics quan trọng hàng đầu của Trung Quốc khi hướng tới khu vực Đông Nam Á. 

{keywords}

Cùng hai cảng lớn ở Phòng Thành và Bắc Hải, cảng Khâm Châu đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong giao thương giữa Quảng Tây với quốc tế.

{keywords}

Trên thực tế, lưu lượng sử dụng ở cảng Khâm Châu hiện chưa tới 50%. Theo ông Lại Kỷ Nguyên, một quan chức ở cảng Khâm Châu, thì hệ thống cảng này chủ yếu hướng tới mục tiêu là nơi tập kết container.

{keywords}
Khu bảo thuế cảng Khâm Châu đã được đưa vào sử dụng một thời gian.

{keywords}
Bãi tập kết xe hơi nhập khẩu nguyên chiếc ở khu ngoại quan cảng Khâm Châu.

{keywords}

Mục tiêu của nơi này là trở thành hành lang và điểm tập kết tiện lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và phụ tùng ôtô sang ASEAN. Khu này có khả năng xuất nhập khẩu 300.000 xe mỗi năm.

{keywords}
Nhà máy lọc dầu tại Khâm Châu cũng có quy mô rất lớn. 

{keywords}

Nếu như ở Nam Ninh phát triển mạnh các ngành công nghệ thông tin, các ngành công nghệ mới thì Khâm Châu phát triển nhiệt điện và hóa dầu, trong đó nhiệt điện là 1000 MW/năm, hóa dầu là 20 triệu tấn/năm.

{keywords}

{keywords}

Malaysia hiện được xem là một đối tác quốc tế quan trọng hàng đầu của Trung Quốc ở Khâm Châu, khi chung tay xây dựng khu công nghiệp rộng tới 607ha với tổng chi phí xây dựng khoảng 500 triệu USD.

{keywords}

Nhiều công trình được xây dựng hoành tráng, nhưng khá vắng vẻ. Điển hình như Trung tâm giao dịch rượu vang quốc tế.

{keywords}

Bộ mặt phố xá ở Khâm Châu nhìn chung màu sắc, hấp dẫn, với nhiều cao ốc rực rỡ, lấp lánh. Tuy nhiên, từ trên cao nhìn xuống, người ta vẫn có thể bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà tuềnh toàng nằm ngay sau các khu nhà cao tầng.

{keywords}

Những người tới Khâm Châu lần đầu không thể không trầm trồ khi chứng kiến sự hào nhoáng của một thành phố mới phát triển, nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện ra những ngôi nhà rêu phong như thế này.

Thanh Vân