Tiếng loa tuyên truyền to tới nỗi những ngôi nhà tại Taesung, một ngôi làng nhỏ nằm ở cửa ngõ Triều Tiên phải xây tường dày để cách âm.


Còn được biết tới cái tên "Ngôi làng Tự do", Taesung là khu định cư duy nhất của Hàn Quốc tại khu vực phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền Triều Tiên.

Theo CNN, điểm gần nhất của ngôi làng chỉ cách Triều Tiên chừng 500m, điều này giúp ngôi làng có vị trí thuận lợi để quan sát những căng thẳng quân sự leo thang sau khi Triều Tiên dọa phóng 4 tên lửa tới gần lãnh thổ Guam của Mỹ vào hồi tháng 8 và thử hạt nhân lần thứ 6 vào cuối tuần trước.

{keywords}
Các ngôi nhà trong làng phải xây tường dày để cách âm. (Ảnh: CNN)

Bà Cho Young-sook, quản lý một nhà hàng trong làng, là một trong số 197 công dân Hàn Quốc đang sống ở Taesung. Bà đã chuyển tới đây từ 38 năm trước, sau khi kết hôn với một người đàn ông địa phương. 

"Chúng tôi nhìn nhận tình huống lúc này khá tiêu cực. Chúng tôi khóa cửa vào ban đêm, điều mà chúng tôi chưa từng làm", bà nói với CNN.

Ngoài các loa phóng thanh, cả Triều Tiên và Hàn Quốc còn bận rộn với việc cạnh tranh về kích thước của những cột cờ. Triều Tiên hiện đang dẫn trước với một cột cờ cao 165m tại làng Kijong nằm trong khu vực DMZ.

Người dân tại Taesung cho biết thỉnh thoảng nhìn thấy người đi ra đi vào làng Kijong nhưng không xác định được đó là cư dân hay binh sĩ.

Taesung là một cộng đồng nông nghiệp lúa nước và từng có nhiều thế hệ sinh sống nhưng kể từ năm 1953 khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt sau chiến tranh liên Triều, cư dân sống với một mối đe dọa bao trùm lên mọi khía cạnh cuộc sống của họ.

Những người nông dân cần quân đội Hàn Quốc hộ tống mỗi khi ra đồng bởi chỉ cần lỡ chân họ có thể bước sang lãnh thổ Triều Tiên. Một dòng suối chạy qua những đồng lúa trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền.

Dân làng phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm và là đối tượng bị quân đội có vũ trang đi kiểm tra tại nhà riêng hàng đêm. Họ cũng phải đi qua các trạm kiểm soát mỗi khi ra hoặc vào làng. Mỗi ngày, có hai chuyến xe buýt tới Taesung.

Do phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi định cư tại đây nên các cư dân, sống ở làng 240 ngày mỗi năm sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Vì ngôi làng nằm dưới sự kiểm soát của Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc chứ không phải chính phủ Hàn Quốc nên dân làng không phải nộp thuế và được miễn nghĩa vụ quân sự.

Một vài cư dân muốn trò chuyện trước máy quay, một số người không muốn. Họ lo lắng rằng bất cứ điều gì họ làm hay nói ra sẽ bị Triều Tiên hiểu sai.

"Chúng tôi cảm thấy khá bất ổn vào thời điểm này", bà Cho nói.

Bên ngoài nhà hàng của Cho, có một biển báo về những nguy hiểm mà các cư dân phải đối mặt. Trong làng có một hầm tránh bom với đầy đủ mặt nạ dưỡng khí và các biện pháp khẩn cấp. Các cư dân thường xuyên được diễn tập sơ tán.

Tuy nhiên, Cho cho biết, bà sẽ không bao giờ tính tới chuyện rời khỏi Taesung.

{keywords}
Các em nhỏ ở Taesung được học tập tại một ngôi trường khang trang. (Ảnh: CNN)

Mặc dù nằm ở biên giới nhưng trong làng có một ngôi trường đáng tự hào. Có tới 12 giáo viên phụ trách 35 học sinh. Các lớp học được trang bị cơ sở vật chất tốt hơn hẳn các trường tiểu học hay mầm non bình thường tại Hàn Quốc.

Jin Young-jin, hiệu trưởng nhà trường nói rằng các giáo viên ở đây không bao giờ nói xấu về Triều Tiên.

"Chúng tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất hai miền Triều Tiên", Jin cho biết. "Nhiều trẻ em ở đây hy vọng Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ được đoàn tụ trong tương lai gần".

Sầm Hoa

Bên trong bãi thử hạt nhân bí hiểm của Triều Tiên

Bên trong bãi thử hạt nhân bí hiểm của Triều Tiên

Triều Tiên đã tiến hành thử hạt nhân 6 lần kể từ năm 2006 và lần nào cũng dùng bãi thử Punggye-ri.

Bên trong hầm chỉ huy quân sự của Mỹ 'sát nách' Triều Tiên

Bên trong hầm chỉ huy quân sự của Mỹ 'sát nách' Triều Tiên

Kênh NBC Nightly News đã phát sóng một phóng sự về hầm chỉ huy quân sự của Mỹ tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lại leo thang một nấc mới.

Nga sơ tán hàng nghìn người sống sát Triều Tiên

Nga sơ tán hàng nghìn người sống sát Triều Tiên

Nga đã khẩn trương di dời 1.500 người khỏi biên giới nước này với Triều Tiên sau vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng.

'Cỗ máy chiến tranh' khổng lồ của Mỹ ở gần Triều Tiên

'Cỗ máy chiến tranh' khổng lồ của Mỹ ở gần Triều Tiên

Mỹ hiện duy trì gần 40.000 quân nhân ở Nhật và 35.000 lính ở Hàn Quốc. Nước này cũng sử dụng Guam như một "tàu sân bay thường trực".

Những công trình kỳ lạ ở khu phi quân sự liên Triều

Những công trình kỳ lạ ở khu phi quân sự liên Triều

Dường như Triều Tiên và Hàn Quốc đã có sự chuẩn bị lâu dài dọc khu phi quân sự (DMZ) đầy căng thẳng.