Theo báo Guardian, tân Đại sứ Trung Quốc Zheng Zeguang dự kiến tham dự một cuộc họp của các chính khách ủng hộ Bắc Kinh thuộc mọi đảng phái tại trụ sở Quốc hội Anh. Tuy nhiên, sau lá thư của một nhóm nghị sĩ Anh bị Bắc Kinh áp trừng phạt hồi tháng 3, Chủ tịch Hạ viện Lindsay Hoyle tuyên bố cuộc họp nói trên "không phù hợp".

{keywords}
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Zheng Zeguang. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Thượng viện John McFall cũng đưa ra quyết định tương tự và yêu cầu tổ chức cuộc họp ở nơi khác.

Có thông tin cho rằng, các lãnh đạo Quốc hội Anh đã tham vấn Ngoại trưởng Dominic Raab trước khi ban hành lệnh "cấm cửa" Đại sứ Trung Quốc. Song, Văn phòng Ngoại trưởng khẳng định, quyết định phụ thuộc vào cơ quan lập pháp, không phải chính phủ.

Theo Chủ tịch Hạ viện Hoyle, lệnh cấm sẽ không kéo dài vĩnh viễn mà chỉ được duy trì chừng nào các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh đối với các nghị sĩ Anh, bao gồm cả cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith còn hiệu lực. 

Đại sứ quán Trung Quốc ở London đã lên án động thái mới của các lãnh đạo Quốc hội Anh.

"Quan hệ giữa các nước phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Phía Trung Quốc luôn kiên quyết đáp trả và sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ nỗ lực nào làm tổn hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc", trích tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc.

Căng thẳng diễn ra đúng vào thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Anh - Trung khi London tìm kiếm sự phê chuẩn của Bắc Kinh đối với các mục tiêu cắt giảm các-bon đi-ô-xit đầy tham vọng tại hội nghị khí hậu quốc tế Cop26 do Anh chủ trì ở Glasgow từ ngày 31/10 – 12/11 năm nay.

Tuấn Anh

Trung Quốc thông qua luật đáp trả trừng phạt của nước ngoài

Trung Quốc thông qua luật đáp trả trừng phạt của nước ngoài

Cơ quan lập pháp Trung Quốc hôm nay (10/6) đã bỏ phiếu thông qua luật đáp trả trừng phạt. Đây là sự hỗ trợ pháp lý cho các biện pháp chống trừng phạt nước ngoài của Bắc Kinh.

Trung Quốc - EU ăn miếng trả miếng, tan giấc mơ thân tình

Trung Quốc - EU ăn miếng trả miếng, tan giấc mơ thân tình

Trung Quốc tìm đến châu Âu như một đối tác thân thiện khi các nhà lãnh đạo của lục địa này cố gắng không bị cuốn vào cuộc chiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Bắc Kinh về thương mại, công nghệ và nhân quyền.