Khoảng sáu triệu người đang sống trong các vùng lãnh thổ mà nhóm phiến quân ‘Nhà nước Hồi giáo’ tự xưng (IS) chiếm đóng. Khu vực này trải dài ở các vùng phía bắc Iraq và đông Syria.

TIN BÀI KHÁC:


Liên Hợp Quốc cho biết tình trạng bạo lực của IS đồng nghĩa với hàng loạt những vi phạm nhân quyền – ‘tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, và có thể cả tội diệt chủng’.

{keywords}

Trẻ em Iraq được sơ tán khỏi vùng chiến sự gần thành phố Mosul, Iraq.


Các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu nhằm vào nhóm này cũng khiến nhiều thường dân thiệt mạng oan. 

Tờ Global Post ghi lại chia sẻ dưới đây của những người dân bỏ trốn, trong đó cho thấy cái nhìn phần nào vào cuộc sống dưới sự thống trị của IS.

{keywords}

Ông Samer, 59 tuổi, ở Bashiqa.

“Tại Iraq, nếu như anh hỏi mọi người họ ở đâu tới, ai cũng sẽ cho anh câu trả lời khác nhau” – Samer nói. Ông cùng vợ và con trai bị đuổi khỏi nhà ở Bashiqa, Iraq, sau khi IS chiếm thị trấn. “Thật sự, tôi chẳng thấy tương lai có chút ánh sáng nào. Tôi chẳng còn hy vọng”.

{keywords}

Firas, một người Yazidi, sống sót sau vụ hành quyết tập thể do IS thực hiện.

“Họ đưa chúng tôi tới một bãi đất trống trước một cái mương. Họ bảo chúng tôi xếp thành hàng. Chúng tôi nhìn xuống và thấy các thi thể” – Firas, 15 tuổi, kể lại. Firas thoát chết khỏi một vụ thảm sát người Yazidi ở Kocho. “Chúng tôi nằm xếp chồng lên nhau. Họ nghĩ là đã giết chết hết mọi người. Họ bắn vào đầu và lưng từng người rồi bỏ đi”.
 
“Tôi nói với hắn đừng có chạm vào người tôi và cầu xin hắn để tôi đi” – cô gái Jalila 12 tuổi nói. Jalila đã bị bắt cóc và đưa tới Syria. ‘Tôi bảo hắn hay đưa tôi tới chỗ mẹ tôi. Tôi chỉ là một đứa con gái nhỏ, và tôi hỏi hắn ‘Ông muốn gì ở tôi?’. Hắn cưỡng bức tôi suốt ba ngày liền”.
 
“IS đang trừng phạt người dân Syria bằng cái cớ tôn giáo và tước đi của họ mọi thứ” – nhà hoạt động 25 tuổi Abu Muhammad nói. “Ở Raqqa, bạn thấy hàng dài người đứng trước các bếp cứu trợ bởi vì nghèo đói khủng khiếp, trong khi thành viên của tổ chức này (IS) ăn những loại thức ăn ngon nhất và khoác lác về bản thân và ‘Nhà nước’ của họ trên các trang mạng xã hội”.

{keywords}

Freya Azam Ali (thứ hai từ phải sang) ngồi cùng vưois gia đình tại trại tị nạn ở Khanake, Duhok, Iraq, hai tuần sau khi trốn thoát khỏi khu vực do IS cai quản.

“Không thể nào nói chuyện với họ, do đó chúng tôi không biết ai là người phụ trách” – George nói. “Nhưng nhìn mặt thì có thể đoán được họ từ đâu tới. Một số nhìn như người Pháp. Số khác là người Nga và một số là người Ả Rập, thậm chí còn có người Trung Quốc. Tôi thấy rất nhiều ông bố làm việc cùng với các con trai nhỏ của họ”. 

“Bạn sẽ chẳng thấy ai dưới đó cả” – Nada mô tả về những nữ bảo vệ làm việc cho hàng ngũ IS, giám sát cuộc sống thường nhật theo luật của IS. “Đó chỉ là một bức tường đen đặc”.

“Sau khi Daash (tên của IS bằng tiếng Ả Rập) đến, thành phố trở nên ngột ngạt. Đây từng là một thành phố của tự do, hay còn gọi là ‘thủ đô giải phóng” – Ahmed Ali từ Raqqa nói. “Mọi người đã từng sống trong tự do tuyệt đối, và thành phố mở cửa với mọi tôn giáo trước khi Daash tới. Khi chúng đến, mọi điều kiện đều đảo ngược”.
 
Lê Thu