{keywords}
Người di cư cắm trại tại biên giới Belarus và EU. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, đây là chuyến bay đầu tiên như vậy trong suốt nhiều tháng qua, trong bối cảnh phương Tây và Minsk bế tắc về số phận những người di cư. Hiện chưa rõ chuyến bay hồi hương này có phải là một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang dịu đi hay chỉ là giảm tạm thời.

Các quốc gia châu Âu cáo buộc Belarus đưa hàng nghìn người di cư từ Trung Đông tới và thúc giục họ vượt biên trái phép. Tuy nhiên, Belarus đã phủ nhận việc gây ra cuộc khủng hoảng và cho biết có thể giúp giải quyết nếu EU dỡ bỏ các trừng phạt áp đặt lên nước này.

Tính tới giờ, ước tính có ít nhất 8 người đã thiệt mạng tại biên giới của Belarus với EU trong vài tháng qua. Trong số những người di cư cắm trại tại khu vực biên giới này, có một nhóm lớn người Iraq đang muốn nhập cảnh vào EU, với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở khối này. Tuy nhiên, hôm nay, khoảng 430 người Iraq đã lên máy bay ở Minsk để về nước, Bộ Ngoại giao Iraq cho biết.

Một phát ngôn viên của hãng hàng không Iraq Airways Hussein Jalil nói, không có chuyến bay nào như vậy kể từ khi 1.000 người Iraq được sơ tán khỏi Minsk hồi tháng 8.

“Tôi sẽ không quay về Iraq, nếu không phải vì vợ tôi. Cô ấy không muốn quay về khu vực biên giới với tôi, vì ở đó có quá nhiều điều khủng khiếp”, một người Iraq 30 tuổi, từ chối nêu tên, nói một ngày trước khi hồi hương. Đôi vợ chồng này đã cố gắng vượt biên từ Belarus tới Lithuania và Ba Lan ít nhất 8 lần.

Trong khi đó, hãng hàng không quốc gia Belarus là Belavia đã ngừng cho phép công dân từ các nước Afghanistan, Iraq, Lebanon, Libya, Syria và Yemen lên các chuyến bay khởi hành từ Taskent, Uzbekistan tới Minsk.

EU đã khởi động một nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng. Theo đó, EU gây sức ép với các nước trong vùng để không cho phép người di cư lên các chuyến bay tới Belarus.

Hoài Linh

Hình ảnh người di cư kẹt giữa giá rét 'như thời cổ' ở biên giới Belarus - Ba Lan

Hình ảnh người di cư kẹt giữa giá rét 'như thời cổ' ở biên giới Belarus - Ba Lan

Hàng nghìn người di cư tiếp tục sống giữa thời tiết giá rét trong các lều trại mà họ dựng lên ở biên giới Belarus – Ba Lan, với hy vọng có thể tới được Liên minh châu Âu (EU).