Cậu bé nấu ăn, chuẩn bị quần áo cho các em, đưa chúng tới trường và thường thức đến 3h sáng để làm xong việc.

TIN BÀI KHÁC:

Mới 12 tuổi nhưng "Abang" (tức Anh Cả trong tiếng Malaysia) đóng vai trò như một người cha trong gia đình vì hoàn cảnh bắt buộc. Cha em là một người ngược đãi, mẹ em thì ốm yếu còn người bố dượng vắng nhà. 

{keywords}
Công việc hàng ngày của Abang

Với các em của mình, Abang là một người cha, một người anh. Cậu thậm chí phải chăm sóc cả mẹ của mình. 

Câu chuyện buồn của Abang bắt đầu khi cha mẹ cậu li dị, lúc đó em mới 5 tuổi. Mẹ của Abang, tên là Nora, 35 tuổi, tái hôn năm 2008.

Nhưng Abang chưa gặp người bố dượng từ tháng 1 sau khi vài tờ giấy đòi nợ xuất hiện tại căn hộ của người mẹ Nora tại Woodlands, Singapore. Họ chuyển tới sống tại căn hộ thuê này từ tháng 8 năm ngoái.

{keywords}
Abang chăm sóc em út trong nhà.

Cô Nora có 5 người con, ba đứa từ cuộc hôn nhân đầu tiên và hai đứa với người chồng hiện nay. Người phụ nữ này cho biết, chồng cô hiện đang nợ 40.000 USD.

Tình hình càng tồi tệ hơn khi các bác sĩ tại Bệnh viện Tan Tock Seng nói rằng Nora không đủ sức khỏe làm việc, ít nhất là cho đến cuối năm nay.

{keywords}
 

Khi mẹ đi viện mỗi tuần 3 lần để chữa tiểu đường và đau vai mạn tính, Abang không có lựa chọn nào khác là phải chăm sóc cả gia đình.

"Cháu cần giúp mẹ", cậu bé nhỏ nhẹ nói với phóng viên báo The New Paper tại căn hộ ở Woodlands. "Mẹ ốm yếu sẵn mà cháu không giúp thì mẹ không có ai".

Hàng ngày sau giờ học, Abang chuẩn bị bữa trưa, thường là cơm rang hoặc mì ăn liền, cho bốn đứa em. Trong khi ba đứa lớn, 11, 9 và 7 tuổi tự xúc ăn thì Abang ngồi kiên nhẫn đút cơm cho em trai út 30 tháng tuổi. 

{keywords}
 

"Cháu thường nấu bằng nồi cơm điện nhưng bây giờ có chảo mới nên nấu nướng tiện hơn", Abang kể.

Thuộc diện hộ nghèo nên gia đình Abang thường nhận được các vật phẩm cứu trợ và cả tiền bạc từ một số cơ quan. Abang và ba em học tại trường tiểu học cách nhà 15 phút đi bộ. Bản thân em cũng cố gắng hết sức ở trường và vượt qua gần như tất cả các môn.

Thanh Hảo