“Đó là một mảnh vỡ khổng lồ, với trọng lượng khoảng 22 tấn, dài 30m và rộng 5m. Nhưng có vẻ như nó sẽ không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Tất nhiên, vụ việc lần này đã nhắc nhở chúng ta về tính quan trọng của vấn đề về các mảnh vỡ trên không gian vũ trụ”, hãng tin Sputnik trích bản báo cáo theo dõi mảnh vỡ CZ-5B của nhà thiên văn học Italia, ông Gianluca Masi viết hôm 6/5.

{keywords}
Mảnh tên lửa CZ-5B cháy rực sáng cách bề mặt Trái Đất hơn 700km. Ảnh: Virtualtelescope.eu

Các nhà thiên văn học nhận định, CZ-5B sẽ bay trở lại Trái Đất trong vài ngày tới, nhưng rất khó xác định địa điểm mảnh vỡ này sẽ đáp xuống.

Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga hôm nay (7/5) đã công bố bản đồ về những khu vực có nguy cơ cao sẽ bị CZ-5B rơi xuống, trong đó bao gồm thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc; bang New York của Mỹ; thành phố Wellington của New Zealand; một số khu vực thuộc các quốc gia Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp;...

{keywords}
Bản đồ về những nơi CZ-5B có thể đáp xuống được công bố hôm 7/5. Ảnh: Roscosmos

Trước đó vào ngày 29/4, tên lửa Trường Chinh 5B đã được Trung Quốc sử dụng để phóng module Thiên Hà, module lõi đầu tiên cho trạm vũ trụ mới của nước này, lên quỹ đạo Trái Đất. Nhưng thay vì sẽ rơi xuống một địa điểm được định sẵn trên đại dương như những phần khác của tên lửa Trường Chinh 5B trước đây, bộ phận CZ-5B nặng tới 22 tấn sẽ rơi mất kiểm soát xuống bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất.

Tuấn Trần

Mỹ không định bắn hạ mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc

Mỹ không định bắn hạ mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, lúc này Lầu Năm Góc không có kế hoạch bắn hạ các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc.

Trung Quốc tố phương Tây phóng đại vụ tên lửa sắp rơi xuống Trái Đất

Trung Quốc tố phương Tây phóng đại vụ tên lửa sắp rơi xuống Trái Đất

Các chuyên gia vũ trụ Trung Quốc nhận định, nhiều nước phương Tây đang phóng đại về ‘mối đe dọa’ trong lĩnh vực phát triển công nghệ vũ trụ của nước này.