Tiền thân của Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) là Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc (Korea Central Intelligence Agenccy - KCIA) được thành lập ngày 19/6/1961 theo quyết định của Hội đồng Tối cao Tái thiết quốc gia ngay sau cuộc đảo chính quân sự ngày 16/5/1961.

Nhiệm vụ của KCIA lúc bấy giờ là "giám sát và điều phối các hành động tình báo trong và ngoài nước, tiến hành điều tra các hành vi phạm tội trong nước, kể cả trong quân đội". Như vậy, KCIA có chức năng, nhiệm vụ gần giống với chức năng, nhiệm vụ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).

{keywords}
Trụ sở NIS. Ảnh: Yonhap

Giám đốc đầu tiên của KCIA là Kim Jong-pil, người đã có công lớn trong việc biến KCIA thành tổ chức tình báo - điều tra quyền lực nhất Hàn Quốc với 3.000 người. KCIA điều hành một tổ hợp cơ quan liên quan tới nhau và có quan hệ với hầu hết cơ quan chính phủ.

Theo Luật Bảo vệ bí mật quân sự, KCIA hầu như độc quyền về các thông tin quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia. Ngoài ra, nó còn được quyền phủ quyết đối với quyết định của các cơ quan khác thông qua chức năng "giám sát và điều phối".

Trên thực tế, KCIA không bị giới hạn quyền lực trong việc điều tra, bắt giữ bất kì người nào bị buộc tội chống phá nhà nước.

Dưới thời cố Tổng thống Park Chung-hee, vai trò của KCIA có giảm đi đồng thời với việc tăng cường vai trò của Bộ Nội vụ trước những "đe doạ" từ Triều Tiên. Bất đồng trước chính sách của Tổng thống, hàng loạt các thành viên đảng đối lập trong quốc hội đã từ chức, các cuộc biểu tình và bạo động phản đối chính phủ diễn ra liên tục, nền kinh tế bị sa sút.

Đỉnh điểm của cao trào, ngày 26/10/1979, Giám đốc KCIA Kim Jae-gyu bắn chết Tổng thống Park và người đứng đầu lực lượng an ninh. Lệnh giới nghiêm được ban hành, quyền chỉ huy KCIA rơi vào tay tướng Chun Doo-hwan.

Sau sự kiện này, KCIA bị thanh lọc và bị mất nhiều quyền lực, chỉ còn là cơ quan giúp Chun Doo-hwan mở rộng ảnh hưởng trong giới quân sự. Tháng 5/1980, xảy ra sự kiện Gwangju với 200 người bị giết trong các vụ bạo động. Tháng 3/1981, KCIA đổi thành Cơ quan Kế hoạch An ninh quốc gia (Agency for National Security Planning - ANSP).

Là cơ quan cấp chính phủ và chịu trách nhiệm trước Tổng thống, ANSP bị giới hạn ở chức năng chuyên thu thập, xử lí các tin tức tình báo; điều phối các cơ quan khác có cùng chức năng.

Cuối năm 1981, Hàn Quốc ban hành luật xác định ANSP có chức năng thu thập, lưu trữ và phân phối thông tin trong, ngoài nước liên quan đến đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội và các âm mưu chống chính phủ; thu thập tin tức tội phạm, âm mưu xâm lược; ngăn chặn tình báo nước ngoài đánh cắp bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bảo vệ bí mật quốc gia.

Những năm tiếp theo, ANSP trở thành một trong những cơ quan chính phủ quyền lực nhất. Ngân sách hoạt động của nó được giữ kín, kể cả đối với Quốc hội. Tuy nhiên, đến năm 1989, trước sức ép của các đảng đối lập, ANSP đã buộc phải để Quốc hội tiến hành thanh tra các hoạt động tài chính và rút toàn bộ điệp viên ra khỏi các cơ quan của toà án.

Ngày 22/1/1999, ANSP đổi tên thành Cục Tình báo Quốc gia (National Intelligence Service - NIS) với các chức năng: Thu thập, điều phối, cung cấp thông tin về chiến lược và an ninh quốc gia; Điều tra tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; Điều tra các tội phạm liên quan đến nhiệm vụ của các nhân viên tình báo; Bảo quản tài liệu, tư liệu và các phương tiện có liên quan tới thông tin mật quốc gia; Điều phối thông tin thường và thông tin mật của quốc gia.

Giúp việc cho Giám đốc NIS có 3 phó giám đốc (phụ trách các vấn đề quốc tế, trong nước và Triều Tiên) và Trưởng phòng quản lí hành chính. NIS gồm 3 ban (Đối nội, quốc tế và Triều Tiên); từ 7-9 cục nghiệp vụ; 3 trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ (Chống khủng bố, an ninh mạng, gián điệp công nghiệp). NIS có khoảng 25.000-30.000 nhân viên; ngân sách hàng năm từ 270-300 triệu USD. Năm 1995, trụ sở mới của NIS được xây dựng tại Naegok-dong, phía nam thủ đô Seoul.

Nguyên Phong

Cách các tổng thống Mỹ chấp nhận thua khi tái tranh cử

Cách các tổng thống Mỹ chấp nhận thua khi tái tranh cử

Trước ông Donald Trump, chưa có ứng viên tổng thống nào trong lịch sử Mỹ hiện đại, kể cả các lãnh đạo Nhà Trắng một nhiệm kỳ từ chối thừa nhận thất bại sau khi đối thủ được công bố là người thắng cử.

Lý giải bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 qua 10 con số

Lý giải bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 qua 10 con số

Mười con số dưới đây sẽ giúp lý giải cuộc bầu cử lịch sử ở Mỹ được tiến hành ra sao giữa lúc đại dịch và suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra.