Trong những giờ phút đen tối nhất của nước Mỹ hôm 11/9/2001, chỉ còn duy nhất chiếc Không lực 1 của Tổng thống Mỹ Bush vẫn ở trên trời, bay không biết đích đến là đâu.

"Chúng tôi đang ở trên chiếc máy bay duy nhất trên trời", các hành khách của chiếc Không lực 1 mới đây đã thuật lại hành trình trong ngày nước Mỹ bị tấn công khủng bố và Mỹ tiến gần tới chiến tranh hạt nhân.

{keywords}

Vào thời khắc bối rối, hỗn loạn sau khi các máy bay bị không tặc tấn công nước Mỹ, Tổng thống Bush "mắc kẹt" trên chiếc máy bay sắp cạn nhiên liệu. Người đứng đầu nước Mỹ và các cố vấn thân tín nhất tranh luận về việc liệu có nên quay về Washington để chỉ huy, hay bay tới nơi nào đó để bảo vệ Tổng thống, Politico đưa tin.

Nhiên liệu chỉ còn đủ bay 8 tiếng và việc trao đổi thông tin bị ảnh hưởng, Tổng thống Bush không thể thông báo cho Tổng thống Nga Putin rằng Mỹ đang đẩy mạnh DEFCON 3, nhưng đó không phải là điềm báo trước của chiến tranh hạt nhân.

Vào thời điểm đó, khi chưa có iPhone hay thậm chí là BlackBerry, việc truyền tin từ và tới Tổng thống Mỹ rất bị hạn chế - đặc biệt là từ một trường trung học ở Florida.

Dana Lark, sĩ quan phụ trách truyền thông trên chiếc Không lực 1, nói với tờ Politico rằng mọi người trên máy bay chỉ biết về vụ tấn công thứ hai nhằm vào tòa tháp đôi là qua một chiếc tivi có ăng-ten kiểu cũ.

"Chúng tôi không có khả năng kết nối với CNN, Fox hay bất cứ ai. Hôm đó chỉ có Today Show - có tín hiệu mạnh nhất ngày hôm đó và chúng tôi thấy khói bốc lên từ tháp đôi và chiếc máy bay thứ hai lao vào nó", sỹ quan Lark kể lại.

Trước đó, Tổng thống Bush đã được thông báo về vụ tấn công đầu tiên. Khi ấy, mọi người hy vọng vụ việc chỉ là tai nạn. Tuy nhiên, khi vụ thứ hai diễn ra, mọi người đều chắc rằng đó là tấn công.

"Tôi thì thầm vào tai tổng thống: chiếc máy bay thứ hai đã đâm vào tòa tháp thứ 2. Mỹ bị tấn công", Andy Card, chánh văn phòng của Tổng thống Bush nói. "Tôi lùi lại vài bước để ông Bush không thể hỏi thêm câu hỏi nào nữa... Tôi hài lòng với phản ứng của Tổng thống - ông không làm gì để tạo ra bầu không khí sợ hãi".

{keywords}

Tổng thống và mật vụ bắt đầu bàn chuyện liệu ông có nên phát biểu trước toàn dân hay ẩn náu ở một nơi nào đó. Cuối cùng, hai phía đã có một giải pháp. "Tổng thống sẽ có một thông báo ngắn". "Tiếp đó, người đứng đầu nước Mỹ nói: Tôi sẽ trở lại Washington D.C', ông Card kể.

Lúc đó, do bị ngắt liên lạc với Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld, Tổng thống Mỹ và đội ngũ đi cùng trên máy bay không hề biết Lầu Năm Góc cũng bị tấn công.

Kế hoạch đưa Tổng thống tới Trại David cũng bị hủy bỏ khi chuyến bay United Flight 93 đâm xuống nơi chỉ cách căn cứ này 16km.

Tệ hơn nữa, liên lạc với bên ngoài qua hai đường dây được bảo vệ lại nhiễu do dữ liệu dồn dập. Việc liên lạc bị rời rạc tới mức ngay cả Tổng thống Bush cũng không biết liệu gia đình ông có ổn hay không.

  • Hoài Linh

Hé lộ tin sốc về vụ khủng bố 11/9/2001

Tài liệu giải mật về vụ Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy, một số tên không tặc đã tiếp xúc và nhận hỗ trợ từ các cá nhân có thể liên quan tới Chính phủ Ảrập Xê-út.

Bộ ảnh chưa từng tiết lộ về vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ

Một bầu không khí u ám và trĩu nặng phủ khắp bên trong căn hầm bí mật bên dưới Nhà Trắng, nhiều giờ sau khi nước Mỹ bị tấn công.

Hình ảnh Mỹ tưởng niệm 12 năm vụ khủng bố 11/9

 Tiếng kèn, chuông và đọc tên gần 3.000 người thiệt mạng đã đánh dấu 12 năm ngày nước Mỹ bị tấn công khủng bố 11/9/2001.

Thỏa thuận mật giữa "kiến trúc sư" khủng bố 11/9 với CIA

 Bị giam cầm trong một nhà tù bí mật của CIA tại Romania khoảng một thập kỷ, Khalid Sheikh Mohammed, "kiến trúc sư" của vụ tấn công khủng bố 11/9, hỏi cai ngục của mình rằng liệu y có thể bắt tay vào một dự án bất thường hay không.