Ngày 1/8/1914, bốn ngày sau khi Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, thêm hai cường quốc ở châu Âu là Đức và Nga tuyên chiến với nhau. Cùng ngày, Pháp ban lệnh tổng động viên và đơn vị lục quân đầu tiên của Đức tiến vào Luxembourg để chuẩn bị cho cuộc xâm chiếm Pháp.

Trong ba ngày tiếp theo, Nga, Pháp, Bỉ và Anh đồng loạt chống lại Áo-Hung và Đức, và Đức bắt đầu xâm chiếm Bỉ.

Cuộc “Đại chiến” diễn ra sau đó gây thương vong và tàn phá lớn chưa từng có ở châu Âu, khiến 20 triệu binh sĩ và dân thường thiệt mạng.

Một sự kiện được nhiều người thừa nhận là mồi lửa châm ngòi cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới I xảy ra vào ngày 28/6/1914. Khi đó, Archduke Franz Ferdinand – người thừa kế Đế quốc Áo-Hung và vợ, bị Gavrilo Princip – một nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc, bắn chết ở Sarajevo, Bosnia.

{keywords}
Đại chiến khiến 20 triệu người chết bùng nổ

Trong các tuần tiếp sau đó, Áo-Hung đổ lỗi cho chính phủ Serbia về vụ tấn công và hy vọng dùng sự kiện này như là cái cớ để giải quyết vấn đề cho xong vấn đề chủ nghĩa dân tộc Slavic ở vùng Balkan đầy bất ổn.

Tuy nhiên, do Nga ủng hộ Serbia, quyết định tuyên chiến của Áo-Hung bị trì hoãn cho tới khi lãnh đạo của đế quốc này nhận được bảo đảm từ người đứng đầu nước Đức là Kaiser Wilhelm II rằng Đức sẽ ủng hộ Áo-Hung trong trường hợp Nga can thiệp.

Đảm bảo được Đức đưa ra vào ngày 5/7, Áo-Hung sau đó đã gửi tối hậu thư tới chính phủ Serbia vào ngày 23/7 và yêu cầu phía nhận thư phải chấp nhận yêu sách trong vòng 2 ngày nếu không sẽ phải đối mặt với chiến tranh. Serbia chấp thuận tất cả, trừ hai điều khoản trong tối hậu thư. Do Nga tuyên bố ý định ủng hộ Serbia trong trường hợp xung đột xảy ra, Áo-Hung đã triển khai dự định từ trước và tuyên chiến chống Serbia vào ngày 28/7, một tháng sau khi vụ ám sát Ferdinand xảy ra.  

Lời tuyên chiến được đưa ra, hoà bình mong manh giữa các ông lớn ở châu Âu sụp đổ.

Ngày 29/7, quân Áo-Hung bắt đầu nã pháo vào thủ đô Belgrade của Serbia và Nga – đồng minh của Serbia, đã huy động quân chống Áo-Hung.

Đức cảnh báo Nga, khi đó mới chỉ huy động quân một phần, rằng nếu Nga huy động toàn quân chống Áo-Hung, việc đó sẽ có nghĩa chiến tranh Nga – Đức sẽ bùng nổ.

Trong khi khăng khăng cho rằng Nga phải dừng huy động quân, Đức lại bắt đầu huy động quân của mình. Khi Nga bác bỏ các đòi hỏi của Đức, thì Đức tuyên chiến với Nga vào ngày 1/8.

Cùng ngày 1/8, Pháp – đồng minh của Nga, cũng bắt đầu huy động quân. Pháp và Đức tuyên chiến với nhau vào 3/8. Sau khi đi qua quốc gia trung lập Luxembourg, quân đội Đức bắt đầu chiếm Bỉ vào đêm 3-4/8, buộc Anh – đồng minh của Bỉ, tuyên chiến chống Đức.

Tại châu Âu, người dân lục địa này lại hân hoan đón chào chiến tranh. Phần đông dân chúng đều cho rằng nước mình sẽ giành chiến thắng trong vài tháng và không nghĩ tới khả năng xung đột kéo dài.

Tới cuối năm 1914, hơn một triệu binh sĩ đủ quốc tịch thiệt mạng trên các chiến trường  châu Âu. Cuộc chiến kéo dài thêm 4 năm nữa.

Chiến tranh thế giới lần thứ 1 còn được biết tới với tên gọi “cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến” vì con số thương vong và phá huỷ mà nó gây ra.

Khi chiến tranh kết thúc, gần 20 triệu người, gồm binh sĩ và dân thường đã thiệt mạng.

 Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Mẫu hạm Mỹ rực cháy ngoài khơi Việt Nam

Ngày này năm xưa: Mẫu hạm Mỹ rực cháy ngoài khơi Việt Nam

Ngày 29/7/1967, hỏa hoạn chết người bùng lên trên siêu tàu sân bay đầu tiên trên thế giới - chiếc USS Forrestal, đậu ở ngoài khơi Việt Nam, làm 134 quân nhân thiệt mạng.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch chiến cơ lao trúng khán đài, gần trăm người chết

Ngày này năm xưa: Thảm kịch chiến cơ lao trúng khán đài, gần trăm người chết

Ngày 27/7/2002, một chiến đấu cơ đã đâm trúng các khán giả trong lúc đang trình diễn tại phía tây Ukraina, khiến 85 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Ngày này năm xưa: Kết cục bi thảm của kẻ sát nhân có thật trong phim kinh dị

Ngày này năm xưa: Kết cục bi thảm của kẻ sát nhân có thật trong phim kinh dị

Ngày 26/7/1984, Ed Gein, kẻ sát nhân chuyên lột da tử thi, chết trong tù vì biến chứng ung thư. Hắn là nguyên mẫu cho nhiều bộ phim kinh dị của Hollywood.

Ngày này năm xưa: Lời bóng gió chết người của Tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa: Lời bóng gió chết người của Tổng thống Mỹ

Ngày 25/7/1945, Tổng thống Mỹ Harry S.Truman nói bóng gió với nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin rằng Mỹ đã phát triển thành công một loại vũ khí mới.