Trận động đất L’Aquila ngày 6/4/2009 với hàng trăm người chết đã đi vào lịch sử như một cơn thiên tai khủng khiếp nhất ở Italia trong nhiều thập niên.

Mỹ - Trung đang nắn gân nhau?
Trung Quốc tặng vợ chồng Kim Jong Un nhiều quà quý
Liệu có bên thứ ba can thiệp vào vụ xử Đoàn Thị Hương?

Kéo theo hàng nghìn dư chấn, trận động đất đã biến phần lớn thành phố L’Aquila thuộc miền trung Italia thành vùng bình địa, phá nát nhiều công trình lịch sử và nhà cửa.

{keywords}
Ảnh: AP

Thảm họa bắt đầu lúc 3h32 sáng (giờ địa phương) cướp đi sinh mạng của hơn 300 người, khiến hơn 1.000 người bị thương và đẩy hơn 60.000 người vào cảnh không nhà.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Gần 30 thành phố và thị trấn khác cũng bị ảnh hưởng. Tại thủ đô Rome, người ta cũng cảm nhận được sức mạnh động đất với nhiều tòa nhà rung lắc dữ dội.

{keywords}
Ảnh: AP

Lực lượng cứu hộ với quân số khoảng 5.000 người đã được huy động tới vùng bị nạn để cứu người. Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn vì thời tiết mưa lớn.

{keywords}
Ảnh: Reuters
{keywords}
Ảnh: Reuters

Các bệnh viện địa phương phải kêu gọi sự hỗ trợ của các y bác sĩ trên khắp cả nước. Bầu không khí đau thương, mất mát và tang tóc bao trùm khắp khu vực.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Thủ tướng Silvio Berlusconi đã ban bố tình trạng khẩn cấp, huy động nguồn lực của cả nước để đối phó với hậu quả thiên tai. Ông đã hủy chuyến công du đã định tới Nga để tới vùng bị nạn. Cùng với Tổng thống Giorgio Napolitano, ông Berlusconi đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để đánh giá tình hình. 

{keywords}
Ảnh: AP
{keywords}
Ảnh: AP

Hai ngày sau động đất, các nhà chức trách Italia đã tiến hành tổ chức quốc tang cho các nạn nhân. Hàng nghìn người đã tới dự một lễ tang tập thể bên ngoài L’Aquila, cùng cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số.

{keywords}
Ảnh: AP

Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã gửi lời chia buồn. Một số quốc gia đề nghị giúp đỡ nhưng Italia khẳng định không cần thêm các đội cứu hộ.

{keywords}
Ảnh: Reuters
{keywords}
Ảnh: Reuters

Hơn ba tháng sau đó, các chuyên gia vẫn đo được hàng nghìn dư chấn ở vùng thiên tai. 

{keywords}
Ảnh: AP

Hơn 2 năm sau thảm họa, vào ngày 23/10/2012, 6 nhà khoa học và một cựu quan chức Italia bị tuyên 6 năm tù vì "dự báo sai động đất". Họ đều là thành viên Ủy ban quốc gia về dự báo và ngăn chặn nguy cơ nghiêm trọng của nước này, và là các nhà khoa học nghiên cứu địa chấn hàng đầu thế giới. Ngoài án tù, họ còn bị cấm đảm trách các công việc tại các cơ quan nhà nước, phải thanh toán án phí và bồi thường thiệt hại 50 triệu USD.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Tòa án địa phương xác định họ đã "phạm tội giết chết nhiều người". Bên công tố cáo buộc họ "cẩu thả và khinh suất vì đã cung cấp những đánh giá nguy cơ địa chấn không hiệu quả, cũng như đưa ra những dự báo không đầy đủ, thiếu chính xác".

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Tai nạn thảm khốc của máy bay Mỹ chở trẻ em Việt

Ngày này năm xưa: Tai nạn thảm khốc của máy bay Mỹ chở trẻ em Việt

Ngày 4/4/1975 chứng kiến một trong tai nạn máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử Không lực Mỹ.

Ngày này năm xưa: Hàn - Triều đấu pháo dữ dội

Ngày này năm xưa: Hàn - Triều đấu pháo dữ dội

Vào ngày 31/3/2014, Triều Tiên và Hàn Quốc đã có cuộc giao tranh tại khu vực phía tây đường biên giới trên biển giữa hai nước.

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ bị bắn vào ngực

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ bị bắn vào ngực

Ngày 30/3/1981, chỉ 69 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bị bắn vào ngực ngay bên ngoài một khách sạn ở Washington.

Ngày này năm xưa: Hai vụ nổ bom khủng bố chấn động nước Nga

Ngày này năm xưa: Hai vụ nổ bom khủng bố chấn động nước Nga

Hai vụ nổ bom liên tiếp tại ga điện ngầm Lubyanka và Park Kultury ở thủ đô Moscow sáng ngày 29/3/2010 đã làm ít nhất 39 người chết, 102 người bị thương.

Ngày này năm xưa: Nga chính thức sáp nhập Crưm

Ngày này năm xưa: Nga chính thức sáp nhập Crưm

Bốn năm trước, Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crưm, hoàn tất tiến trình hợp nhất vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga.