Chính vì vậy, ngay từ khi cuộc Chiến tranh Vệ quốc bắt đầu, Liên Xô đã liên tục đề nghị Anh, Mỹ sớm mở mặt trận thứ hai (phía tây), để làm giảm đáng kể những hi sinh, thiệt hại cho Liên Xô và góp phần rút ngắn thời gian chiến tranh.

Ngày 18/7/1941, trong bức thư đầu tiên gửi Thủ tướng Anh Churchill, nhà lãnh đạo Stalin đề nghị Anh “mở chiến trường mới tại phương tây (phía bắc nước Pháp) và tại phương bắc (vùng Bắc cực) để chống Hitler”.

{keywords}
Trận Normandy năm 1944 tại Pháp. Ảnh: AP

Nhưng nước Anh, dù vào tháng 6/1941 đã tuyên bố sẵn sàng ủng hộ Liên Xô, lại không vội thực hiện các biện pháp đã cam kết. Trong thông điệp trả lời Stalin ngày 21/7/1941, Churchill cho biết: “Các tướng lĩnh Anh không có khả năng tiến hành hoạt động gì để có thể giúp Nga dù ở mức thấp nhất”. Thực ra, lúc này Anh quan tâm nhiều hơn đến củng cố vị thế ở Địa Trung Hải.

Tháng 5-6/1942, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov lần lượt đến London hội đàm với Thủ tướng Anh Churchill, đến Washington hội đàm với Tổng thống Mỹ Roosevelt. Các bên đạt được thỏa thuận về việc mở mặt trận thứ hai ngay trong năm 1942, do đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để tiến hành các hoạt động quân sự chống quân Đức ở Tây Âu: Quân Đức đang tập trung những lực lượng lớn tại mặt trận Xô-Đức; Mỹ-Anh có trong tay những binh đoàn mạnh được trang bị tốt; phong trào kháng chiến phát triển mạnh mẽ ở châu Âu có thể hỗ trợ có hiệu quả cho quân đồng minh tấn công vào nước Đức…

Thế nhưng, Mỹ và Anh không muốn thực hiện thỏa thuận đã cam kết. Khi ký tuyên bố chung, Churchill đã trao đổi với Ngoại trưởng Molotov: “Không thể nói trước rằng tình hình có thuận lợi hay không để tiến hành chiến dịch như dự tính. Vì vậy, chúng tôi không thể hứa trước”. Và, 8 ngày sau khi công bố thông cáo chung về việc mở mặt trận thứ hai, Churchill đã đề nghị với Roosevelt và được Mỹ đồng ý trì hoãn mở mặt trận này, thay vào đó là đổ bộ lên Bắc Phi.

Ngày 18/7/1942, Churchill thông báo Stalin về quyết định nói trên. Ông ta viện ra những nguyên nhân về mặt quân sự - kỹ thuật để lí giải việc chưa mở mặt trận thứ hai. Tháng 8/1942, đúng lúc trận Stalingrad đang diễn ra ác liệt thì Churchill bay sang Moscow thông báo với phía Liên Xô rằng quân Anh, Mỹ sẽ đổ bộ lên châu Âu vào năm 1943.

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh  Anh-Mỹ tại Casablanca, Maroc vào đầu tháng 1/1943 lại cho thấy các nước đồng minh sẽ không chuẩn bị bất kỳ cuộc tấn công đáng kể nào trong năm này.

Trong tuyên bố chung của Churchill và Rossevelt về kết quả hội nghị gửi nhà lãnh đạo Stalin không thể hiện bất cứ thông tin gì liên quan đến các chiến dịch cụ thể hay thời hạn mở các chiến dịch nào đó, mà chỉ bày tỏ “tin tưởng Hồng quân có thể buộc Đức quỳ gối trong 1943”.

Tháng 2/1943, sau cuộc điện đàm với Roosevelt, Churchill gửi điện cho Stalin thông báo “chúng tôi đang chuẩn bị cho chiến dịch ở Manche vào tháng 8 hoặc tháng 9/1943”.

Đến tháng 5/1943, hội nghị thường kỳ Anh - Mỹ lại một lần nữa quyết định lùi thời gian mở mặt trận thứ hai “đến mùa xuân 1944”. Tuy nhiên, chiến thắng của Hồng quân trong trận Kursk (tháng 8/1943) đã làm thay đổi thái độ của Anh và Mỹ. Họ nhận thấy “quân đội Xô-viết có thể tự lực đánh bại chủ nghĩa phát xít và giải phóng châu Âu”, nên họ lo sợ Hồng quân sẽ tiến vào Trung và Tây Âu sớm hơn quân đội của họ.

Kết quả là tại hội nghị Tehran (28/11 đến 1/12/1943), nguyên thủ 3 nước Xô-Mỹ-Anh đạt được thỏa thuận về việc mở mặt trận thứ hai vào tháng 5/1944. Đây là lần đầu tiên trong Thế chiến thứ hai, ba nước có được sự đồng thuận về các kế hoạch quân sự chủ yếu.

Ngày 6/6/1944, mặt trận thứ hai được bắt đầu bằng cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử của liên quân Anh-Mỹ vào bãi biển Normandy qua eo biển Manche (chiến dịch Overlord) và cuộc tập kích của quân đội Mỹ từ phía nam nước Pháp (chiến dịch Envil). Mặt trận phía đông, Hồng quân Liên Xô cũng tiến hành những cuộc phản công chiến lược, quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ đất nước, đồng thời giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách phát xít.

Mặt trận thứ hai tồn tại 11 tháng. Trong thời gian đó, liên quân Anh-Mỹ đã giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, một phần lãnh thổ Áo và Tiệp Khắc, tiến vào nước Đức và tụ họp với Hồng quân Liên Xô tại bờ sông Elbe.

Việc Anh-Mỹ cố tình trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai là nhằm đùn đẩy gánh nặng chiến tranh lên vai Liên Xô, qua đó làm suy yếu Liên Xô. Trong 2 năm chưa có mặt trận thứ hai, Hồng quân Liên Xô đã bị mất hơn 5 triệu người hy sinh, bị bắt và mất tích. Tuy vậy, sau khi mở, mặt trận này cũng đã làm cho Đức căng mình đối phó cả 2 phía, phần nào làm nhẹ bớt gánh nặng cho Liên Xô, góp phần đẩy nhanh hơn sự thất bại hoàn toàn của Đức Quốc xã.

Nguyên Phong

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Giữa tháng 10/1941, quân đội Đức Quốc xã nhanh chóng áp sát thủ đô Moscow của Liên Xô. Các thành phố lân cận lần lượt rơi vào tay kẻ thù. Quân phát xít có thể tiến vào Moscow bất cứ lúc nào.

Đề xuất quan trọng của Liên Xô làm thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai

Đề xuất quan trọng của Liên Xô làm thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai

Từ rất sớm, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã đề xuất thành lập một liên minh với Anh, Pháp, Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria để chống lại Đức Quốc xã.