Chiến tranh Mùa đông giữa Liên Xô và Phần Lan 1939-1940 diễn ra trong thời gian ngắn nhưng rất khốc liệt. Ngày 13/3/1940, cuộc chiến chính thức chấm dứt.

Xem Trận đánh Suomussalmi năm 1940:

Cuộc chiến xoay quanh tranh chấp lãnh thổ tại vùng bán đảo Karelia - vùng đất thuộc chủ quyền của Nga theo Hiệp ước Nystad ký với Thụy Điển năm 1721 nhưng bị Phần Lan chiếm trong thời kỳ Nội chiến Nga năm 1921. Sau khi đã ổn định tình hình đất nước, Liên Xô muốn khôi phục lại chủ quyền của họ trên vùng đất này.

{keywords}
Tổ súng máy của Phần Lan

Quân Phần Lan đã chiến đấu tốt khiến Hồng quân hứng chịu một số thất bại nặng nề. Tuy nhiên, sau 100 ngày quyết chiến, Phần Lan thất trận và phải nhượng lại một phần lãnh thổ Karelia cho Liên Xô.

Ban đầu, Liên Xô tấn công chủ yếu vào công trình phòng thủ ở biên giới Phần Lan, nhưng xe tăng của họ thường vấp phải mìn nên chịu thiệt hại nặng còn quân lính bị vướng vào rào kẽm gai nên hứng đạn súng máy từ trong rừng.

{keywords}
Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu diệt.

Quân đội Phần Lan với số lượng ít hơn, khoảng hơn 250.000 người, dựa vào địa hình quen thuộc và các công sự vững chắc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ rồi phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Liên Xô phải rút lui về điểm xuất kích với tổn thất lớn.

{keywords}
Lính trượt tuyết Phần Lan tại mặt trận phía bắc ngày 12-1-1940

Mùa đông năm 1939, nhiệt độ tụt xuống âm 40-50 độ C. Không quần áo ấm, nhiên liệu, thuốc men dự trữ và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Phần Lan nên lính Liên Xô phải chiến đấu trong "địa ngục băng giá". Hậu cần quá kém đến nỗi số người chết rét cao gấp nhiều lần số bị đối phương giết. Mặc dù chiến đấu với đội quân gấp 2 lần số bộ binh, 50 lần số xe tăng, 15 lần số máy bay, tinh thần quân Phần Lan vẫn rất cao.

{keywords}
Xe tăng T-26 của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Karelia tháng 12/1939

Tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công trên toàn phòng tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. Từ ngày 7/12/1939 đến ngày 8/1/1940, khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi. Kết quả là khoảng 13.000 lính Hồng quân chịu thương vong và 2.100 người bị bắt làm tù binh. Phía Phần Lan chịu 2.000 lính thương vong.

Riêng trong khoảng từ 4/1 đến 7/1/1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng  25.000 quân Liên Xô trong một trận lớn trên đường Raate. Kết quả là Phần Lan mất 402 lính còn Liên Xô mất 7.000-9.000 quân, chết hoặc mất tích, cùng 1.300 tù binh. Hai sư đoàn 163 và 44 thuộc Bộ binh Liên Xô bị kẹt trong đầm lầy, chết rét dần dần.

{keywords}
Thi thể các binh sĩ Hồng quân

Trong số 44.000 quân thì hơn 30.000 người tử trận, chết cóng, bị thương hoặc bị ốm.

Theo thống kê, trong các trận đánh, Phần Lan thu được tổng cộng 288 xe tăng và hàng chục xe cơ giới các loại của Liên Xô.

Phía quân đội Liên Xô lộ nhiều điểm yếu như quân phục màu sẫm khiến họ bị lộ trên tuyết, những bất lợi trong liên lạc và di chuyển, lương thực, nhiên liệu và sưởi ấm cho một đội quân gần nửa triệu người giữa địa hình hiểm trở và thời tiết băng giá.

{keywords}
Xe tăng T-26 của Liên Xô bị tịch thu trên đường Raate

Thế nhưng, Phần Lan dù đạt được nhiều thắng lợi ấn tượng vẫn không thể sánh được với ưu thế của Liên Xô về cả nhân lực và vật lực. Liên Xô tuy thiệt hại nặng nhưng có thể bù đắp vì tổng lực lượng của quân đội nước này là 4 triệu người, đông bằng dân số Phần Lan.

Đến tháng 2, Hồng quân thay đổi chiến thuật, tập trung gom quân mở cuộc tấn công lớn vào khu vực eo biển, kết hợp với không kích vào các nhà ga và đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến nhằm cắt đứt nguồn tiếp viện. Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến của Phần Lan bị phá vỡ. Ngày 26/2, sau khi hết sạch đạn dược, nhiên liệu và lương thực, quân Phần Lan buộc phải rút lui khỏi Koivisto.

Ngày 12/3/1940, Chính phủ Phần Lan buộc phải tuyên bố chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô. Hai bên chấp nhận ngừng bắn. Ngày 13/3, toàn bộ lực lượng chiến đấu hai bên chính thức ngừng bắn.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày 6/3/1944, các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ mở cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên vào ban ngày nhằm vào Berlin, thủ đô của đế chế Hitler.

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày 5/3/1953, Joseph Stalin, người đã lãnh đạo nhân dân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, đã qua đời tại nhà riêng ở ngoại ô Moscow.

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày 4/3/1933, Franklin Delano Roosevelt đọc diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 32, ông được coi là nhân vật trung tâm của nhiều sự kiện thế giới giữa thế kỷ 20 và được biết đến như một huyền thoại của lịch sử.

Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật

Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật

Trong trận chiến trên biển Bismarck, quân Mỹ và Australia đã dội 203 tấn bom vào đội tàu 16 chiếc của Nhật. 

Ngày này năm xưa: Trận chiến biên giới Trung-Xô 1969

Ngày này năm xưa: Trận chiến biên giới Trung-Xô 1969

Cuộc chiến tranh biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc bùng nổ trên hòn đảo tranh chấp mà Liên Xô gọi là Damansky, Trung Quốc gọi là Trân Bảo vào 2/3/1969.