- Chính trị, an ninh dự kiến sẽ tiếp tục là chủ đề bàn thảo quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Iseshima (Nhật Bản) vào tháng tới.

Những thông điệp lạc quan

Trong cuộc đối thoại với Diễn đàn Toàn cầu Boston, ông Yasuhisa Kawamura – Phát ngôn viên chính của Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này sẽ cố gắng gửi đi những thông điệp lạc quan về kinh tế thế giới qua hội nghị với tư cách là nước chủ nhà đăng cai tổ chức.

{keywords}

Ông Yasuhisa Kawamura. (Ảnh: Ny1)

Kinh tế toàn cầu luôn là vấn đề trọng tâm tại các hội nghị thượng đỉnh G7. Biến đổi khí hậu và năng lượng cũng là một trong những chủ đề chính tại hội nghị.

Theo ông Kawamura, "chúng ta đều biết Thỏa thuận Paris lịch sử về biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP 21 năm ngoái. Do đó, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Iseshima sẽ là một cơ hội nữa để các nhà lãnh đạo thảo luận biện pháp chống lại biến đổi khí hậu dựa trên kết quả đạt được từ Thỏa thuận Paris".

Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng để đi đến ký kết Thỏa thuận COP 21, sau khi cam kết nâng mức đóng góp vào quỹ hỗ trợ phát triển cho các nước đang phát triển lên 1,3 nghìn tỷ Yen.

Vấn đề phát triển quốc gia cũng có thể là chủ đề thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7. Đây cũng là dịp đầu tiên để các nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm về mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 vừa được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào năm ngoái.

Phát ngôn viên chính của Thủ tướng Shinzo Abe cho biết thêm, Nhật Bản sẽ chủ động đưa ra thêm ba chủ đề để thảo luận, bao gồm y tế sức khỏe, chất lượng đầu tư cơ sở hạ tầng và vấn đề phụ nữ.

Chiến lược an ninh của Nhật Bản

Cũng trong cuộc đối thoại, khi được hỏi quan điểm của Nhật Bản trước việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông và Triều Tiên tiếp tục tham vọng đẩy mạnh vũ khí hạt nhân, ông Kawamura cho biết, nước ông đang cố gắng bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

An ninh ở Đông Bắc Á và Thái Bình Dương đang đặt ra rất nhiều khó khăn đối với mỗi quốc gia trong khu vực. Vì thế, các quốc gia cần có sự hợp tác với nhau để đối phó với những thách thức ấy.

Đơn cử năm ngoái, Nhật Bản đã đưa ra luật An ninh mới vào hồi tháng 9/2015. Đạo luật này sẽ đem lại cho chính phủ những sự lựa chọn rộng rãi hơn đối với các vụ việc an ninh liên quan đến Nhật Bản theo hiến pháp hiện hành.

Trong một bài viết đăng trên Cục Nghiên cứu Quốc gia về châu Á (NBR) về luật An ninh mới của Nhật Bản, ông Yoji Koda - nguyên Phó tư lệnh Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), nguyên Tham mưu trưởng Hạm đội JMSDF - phân tích rằng về lý thuyết, một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng nước ngoài đồng minh (không phải là một hành động xâm lược trực tiếp nhằm vào Nhật Bản mà rõ ràng thách thức chủ quyền quốc gia của Nhật Bản và gây nguy hiểm cho sự ổn định cơ bản của nước này) có thể là đối tượng để Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể.

Đồng thời, việc duy trì sự hiện diện của các lực lượng Mỹ trong khu vực là thành phần cốt lõi của chiến lược an ninh của Nhật Bản. Các lực lượng Mỹ đồn trú và hoạt động xung quanh Nhật Bản có hai sứ mệnh chính.

Thứ nhất là duy trì khả năng tấn công chiến lược trong việc phòng thủ của Nhật Bản. Thứ hai là ngăn chặn sự xâm lược thông qua sự hiện diện của họ, bởi vậy giúp duy trì sự ổn định khu vực. Trong sứ mệnh thứ hai, Nhật Bản đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với Mỹ.

Ông Kawamura cũng bày tỏ sự trân trọng các sáng kiến về an ninh mạng của Diễn đàn toàn cầu Boston cho hội nghị G7 và cho rằng, tất cả các nước cần tiếp nhận và triển khai sáng kiến này.

Anh Nguyễn

G7 quyết tiếp tục trừng phạt Nga

Lãnh đạo nhóm G7 hôm 7/6 cam kết tiếp tục trừng phạt Nga tới khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk được thực thi đầy đủ.

G7 ra thông điệp kiên quyết với Putin về Ukraina

 Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp G7 yêu cầu Nga bắt đầu đối thoại với ban lãnh đạo mới ở Kiev để chấm dứt khủng hoảng đông Ukraina.

G7 dọa mạnh tay với Nga

 Lãnh đạo các quốc gia công nghiệp G7 gặp nhau ở Brussels tuyên bố họ sẵn sàng áp đặt thêm nhiều đòn trừng phạt lên Nga vì những hành động của Moscow ở Ukraina.