{keywords}
Ảnh: AP

Theo NBC News, đơn kiện cũng đề cập tới Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland và nhiều thành viên khác của nội các, được nộp lên toà án quận khu vực nam Texas ngày 17/3.

Trong đơn, tổng chưởng lý các bang lập luận rằng việc rút giấy phép xuyên biên giới của dự án Keystone “là một quy định thương mại của tiểu bang và quốc tế” thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Do đó, quyết định của Tổng thống Biden ngay ngày đầu đảm nhiệm vị trí là vượt quyền. Tổng chưởng lý các bang cũng cho rằng quyết định của ông Biden là tuỳ tiện và thất thường.

Nhiều bang không nằm trong lộ trình của đường ống dẫn được đề xuất nhưng theo đơn kiện, việc rút giấy phép sẽ tạo ra những tác động xấu tới nền kinh tế và môi trường ở các bang này.

Khi ra sắc lệnh hành pháp nhằm thu hồi giấy phép của dự án Keystone, Tổng thống Biden lập luận, dự án đường ống dẫn dầu này không phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ và việc duy trì giấy phép của nó không phù hợp với yêu cầu về kinh tế và môi trường của chính quyền do ông đứng đầu.

Dự án đường ống dẫn dầu Keystone dài gần 2.000km được thiết kế để dẫn dầu từ Alberta, Canada tới các nhà máy ở Texas.

Những người phản đối dự án cho rằng chính phủ không nên nhập khẩu dầu, vốn được sản xuất từ cát dầu hay cát nhựa đường có chứa nhiều carbon. Tuy nhiên, những người ủng hộ nói rằng dự án sẽ đem tới việc làm và doanh thu.

Dự án này được Tổng thống Donald Trump cấp phép ngay trong những tháng đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

Hiện, phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận về vụ kiện trên.

Tháng trước, 12 bang của Mỹ cũng đệ đơn kiện Tổng thống Biden về một sắc lệnh hành pháp liên quan tới tính toán chi phí xã hội của khí thải.

Hoài Linh

Liên minh 12 bang kiện Tổng thống Joe Biden

Liên minh 12 bang kiện Tổng thống Joe Biden

Một liên minh gồm 12 bang do đảng Cộng hòa đứng đầu đã kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden vì sắc lệnh hành pháp đầu tiên của ông nhằm vào thay đổi khí hậu.