"Các rào cản thuế quan song phương cao hơn khó có khả năng làm giảm sự mất cân bằng thương mại", IMF nhấn mạnh. Theo tổ chức này, việc áp thuế nhập khẩu đối với những nước "bị coi là phá giá tiền tệ" như cáo buộc mới đây của Mỹ nhằm vào Trung Quốc, thực tế vô tác dụng.

{keywords}
Các công-ten-nơ hàng hóa tại cảng Los Angeles, Mỹ. Ảnh: Reuters

IMF giải thích, hàng rào thuế quan không nhất thiết phải bù đắp cho cùng tỷ lệ phần trăm của tỷ giá hối đoái được ấn định cao hơn. Ví dụ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ đối với các mặt hàng xuất xứ Trung Quốc đã tăng khoảng 10% kể từ năm ngoái, trong khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm khoảng 10% so với đồng USD, chủ yếu là do những ảnh hưởng của các hoạt động thương mại này cùng những bất ổn liên quan.

"Các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ đang hứng chịu gánh nặng của các đòn thuế. Lí do là, cho đến nay đồng tiền mạnh hơn của Mỹ có tác động tối thiểu đến giá USD mà các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhận được vì viêc lập hóa đơn bằng USD", IMF lưu ý.

IMF kêu gọi các bên tìm cách khác để giải quyết xung đột thương mại, chẳng hạn như tính đến các nguồn cấu trúc và kinh tế vĩ mô cơ bản của sự mất cân bằng thương mại. Điều này sẽ hiệu quả hơn so với việc áp dụng "các biện pháp không hiệu quả hay thậm chí phản tác dụng như hàng rào thuế quan" vốn chỉ dẫn đến sự chuyển hướng dòng chảy thương mại sang các nước khác.

IMF cũng khuyến cáo, việc cố tình làm suy yếu đồng nội tệ của một nước sẽ chứng minh không hiệu quả và tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế.

Theo báo RT, Mỹ từng lên kế hoạch áp thuế bổ sung đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá tổng cộng 300 tỷ USD từ ngày 1/9. Song, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã hoãn triển khai một phần quyết định tới ngày 15/12 tới, có thể nhằm tạo điều kiện cho hai bên đàm phán để đạt được một thỏa thuận thương mại lâu dài.

XEM VIDEO TỰ TẠO CỦA BÀI:

Tuấn Anh