Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng nhiệm Pháp Francois Hollande sẽ tận dụng tối đa chuyến thăm 3 ngày của nhà lãnh đạo Pháp để thúc đẩy một liên minh mà họ khẳng định là "đã thay đổi" trong những năm gần đây. 

TIN BÀI KHÁC:


Mạnh mẽ hơn bao giờ hết

"Những gì tôi thực sự tin là liên minh Mỹ-Pháp hiện nay mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và các cấp độ hợp tác mà chúng ta đang chứng kiến ở tất cả các vấn đề đều sâu sắc hơn nhiều so với cách đây 5 năm, 10 năm, 20 năm", ông Obama nói ngày 11/2 tại một cuộc họp báo chung với ông Hollande sau các cuộc hội đàm song phương tại Nhà Trắng.

{keywords}

Tổng thống Mỹ xác định 4 lĩnh vực then chốt mà hai nước đã hợp tác trong những năm qua - an ninh toàn cầu, thương mại và kinh tế, năng lượng sạch và phát triển toàn cầu.

"Mức độ quan hệ đối tác này trên nhiều lĩnh vực như vậy là không thể tưởng tượng được, ngay cả cách đây một thập niên", ông Obama đánh giá. "Nhưng đó là một bằng chứng về cách thức hai nước đã nỗ lực để chuyển đổi mối quan hệ liên minh của chúng ta".

Thực vậy, sự hợp tác hiện nay giữa Pháp và Mỹ đã vượt xa một mối quan hệ nhiều sóng gió cách đây một thập niên khi Paris từ chối tham gia cuộc chiến do Mỹ đứng đầu ở Iraq. Trong lần xuất hiện chung trước buổi họp báo, cả hai nhà lãnh đạo đều cố gắng giảm nhẹ những bất đồng, trong đó có chương trình do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và việc Pháp tuyên bố rút lính chiến khỏi Afghanistan, không giống như các thành viên NATO khác.

"Hôm nay tôi muốn nhắc lại với báo chí Pháp rằng chúng tôi quyết tâm đảm bảo chúng tôi sẽ bảo vệ và quan tâm đến các quyền riêng tư, không chỉ của người Mỹ, không chỉ của các công dân nước chúng tôi, mà còn của người dân trên toàn thế giới", ông Obama tuyên bố.

"Sự tin tưởng lẫn nhau đã được phục hồi", ông Hollande khẳng định. Tổng thống Pháp nói thêm rằng, thông báo của ông tại một hội nghị NATO ở Chicago tháng 4/2012 rằng Paris sẽ rút toàn bộ lính chiến ra khỏi Afghanistan vào cuối năm đó, hai năm trước lịch trình của Mỹ và NAO, không phải là "một quyết định dễ dàng".

"Đồng minh tốt nhất ở châu Âu"

"Quan hệ Mỹ - Pháp hiện nay rất mạnh mẽ, đặc biệt về chính sách đối ngoại và an ninh", Heather Conley - một chuyên gia châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington - nhận định.

Thực tế, ông Obama đang nóng lòng muốn chứng kiến một nước Pháp hợp tác hơn nữa so với bất kỳ thời gian nào trong những năm ông điều hành Nhà Trắng.

"Obama hưởng lợi từ việc thể hiện các mối quan hệ thân thiết với một chính phủ có lập trường mạnh mẽ hơn trong một số vấn đề, chẳng hạn như cuộc nội chiến Syria - chủ đề mà một số người chỉ trích Obama nói ông cần quyết đoán hơn", trích bình luận của Paul Pillar - một giáo sư về các nghiên cứu an ninh tại Đại học Georgetown.

Tổng thống Pháp thì đang có có một số ưu tiên trong chương trình nghị sự cần phải đẩy mạnh trong năm cầm quyền thứ 2, trong đó có cải cách nhập cư và tạo việc làm. Đảng Dân chủ của ông Hollande có nguy cơ thất thế trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới, một viễn cảnh khiến đảng này rất lo lắng vì họ đang cố gắng giữ Thượng viện sau khi để mất Hạ viện về tay phe Cộng hòa năm 2010.

Việc Pháp đi đầu ở châu Phi, nhất là ở Mali và CH Trung Phi, cũng làm hài lòng chính quyền Obama vốn đang khó tham gia các chiến dịch quân sự ở nước ngoài do ngân sách bị thắt chặt và tâm trạng chán ngán chiến tranh của dân Mỹ.

Như ở Libya năm 2011, khi Anh và Pháp dẫn dầu chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu chính phủ, Washington đã chọn vị trí "dẫn đầu từ đằng sau" khi cung cấp sự hỗ trợ về hậu cần và thông tin cho các nỗ lực do Pháp và Liên minh châu Phi dẫn đầu ở châu Phi.

Những năm tới đây, Washington rất cần Paris trong các nỗ lực ngăn chặn al-Qaeda giành thành trì mới ở khu vực Sahel và giúp thúc đẩy an ninh ở nhiều nước, từ Senegal tới Somalia.

"Pháp đã trở thành một đồng minh tốt nhất của Mỹ ở châu Âu, ít nhất là có thể thấy qua lăng kính quản lý khủng hoảng và hợp tác quân sự", Frederic Bozo, một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Pháp, đánh giá.

Trong các nỗ lực nhằm thắt chặt quan hệ cá nhân với ông Hollande, Tổng thống Obama đã mời vị khách Pháp lên chiếc phi cơ Không lực 1 của mình ngay khi nhà lãnh đạo này đến Mỹ ngày 10/1 và đưa ông đến đồn điền của Thomas Jefferson ở bên ngoài Charlottesville, bang Virginia. Thomas Jefferson là một trong những người sáng lập ra nước Mỹ, một trong những đại sứ đầu tiên của Mỹ ở Pháp và là vị tổng thống thứ ba của Mỹ.

Đố với Hollande, ông cần sự giúp đỡ từ Tổng thống Obama và Mỹ giữa thời điểm ông đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao 11% ở trong nước, tốc độ tăng trưởng 0,4% trong quý vừa qua, đầu tư nước ngoài tụt dốc năm 2013 và mức tín nhiệm cá nhân giảm mạnh.

Đó là lý do Tổng thống Pháp quyết định đi về hướng Tây để gặp gỡ lãnh đạo các hãng công nghệ cao tại Thung lũng Silicon trong ngày 12/2, sau khi dự một quốc tiệc được tổ chức vào tối ngày 11/2 ở Nhà Trắng.

Thanh Hảo (Theo Shanghai Daily)