Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm nay (10/7) đưa tin, gần 300.000 người đã phải sơ tán ở hai tỉnh miền đông là An Huy và Giang Tây, vì nhiều ngôi nhà bị phá hủy, đường sá tê liệt, nhiều người rơi vào tình trạng mất điện và không có thực phẩm. 

Các trận lụt mới nhất đã gây hư hại cho hơn 2.000 ngôi nhà, buộc 147.000 người phải di dời ở An Huy, sau một tuần mưa xối xả. Theo Tân Hoa xã, ở tỉnh Giang Tây lân cận, hơn 151.000 người phải sơ tán và gần 2.000 ngôi nhà hư hại, trong các ngày 6-8/7.

{keywords}
Các nhân viên cứu hộ sơ tán dân giữa nước lũ ở Giang Tây. Ảnh: EPA-EFE

Mưa lũ lúc đầu hoành hành ở các khu vực Tứ Xuyên và Trùng Khánh ở phía tây nam và Hồ Bắc ở miền trung vào cuối tháng 6, khiến hàng trăm nghìn người phải di dời và hơn 10.000 ngôi nhà hư hại. Thiên tai bất thường càng chồng chất thêm khó khăn lên cuộc sống của nhiều người dân địa phương vốn đang khốn đốn vì mất việc làm và không có thu nhập do dịch Covid-19.

Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc cảnh báo sẽ có thêm các trận mưa như trút nước ở nhiều khu vực phía nam nước này trong những ngày tới.

{keywords}
Mưa lớn khiến một ngôi làng thuộc Jiujang, tỉnh Giang Tây, ngập trong biển nước. Ảnh: VCG

Theo CGTN, các nhà trách trách sáng 10/7 đã ban hành mức báo động cam trong 24 giờ vì mưa vẫn không ngừng rơi ở các vùng thuộc miền nam. Thời tiết cực đoan được dự báo sẽ tiếp tục tấn công 13 khu vực, trong đó có các tỉnh Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên và An Huy.

Theo SCMP, hàng trăm nhân viên cứu hộ đã được triển khai tới các khu vực mới bị mưa lũ. Họ chạy đua với thời gian để tiến hành các chiến dịch sơ tán và kịp thời cung cấp nhu yếu phẩm đến những nơi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người đang chờ được giúp đỡ.

{keywords}
Nhân viên cứu hộ sơ tán người dân bị kẹt giữa nước lũ ở Jiujang, tỉnh Giang Tây. Ảnh: VCG 

Trong số đó có Ruji, một cư dân ở thị trấn Xiejiatan thuộc tỉnh Giang Tây. Nước ngập đến sàn nhà của bà đang rút dần vì mưa đã ngớt, nhưng gia đình không còn đồ ăn tươi, cũng chẳng có nước sạch hoặc điện. Ba cục xạc dự phòng là tất cả những gì bà có để giữ cho điện thoại khỏi hết pin.

"Chúng tôi không còn thịt trong nhà. Vườn thì ngập hết rồi", bà Ruji kể với SCMP. "Chúng tôi không có rau quả gì để ăn". Ruji cho biết, đường sá ngập sâu và nước dâng cao cả mét. Hầu hết các cánh đồng lúa sắp đến ngày thu hoạch đã ngập trắng.

{keywords}
Cảnh ngập lụt ở Vũ Hán, nơi đại dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên hồi cuối năm 2019. Ảnh: EPA-EFE

Nhiều đoạn video được đưa lên mạng xã hội cho thấy những ngôi nhà 3 tầng đổ sập, đồ đạc trôi nổi trong nước bùn, còn nhân viên cứu hộ vội vã đưa người dân ra ngoài qua lối cửa sổ để đến nơi an toàn.

Mưa lụt đã khiến cho kỳ thi đại học ở Trung Quốc bị gián đoạn sau khi ngày thi đã phải lùi cả tháng trời vì Covid-19. Và không chỉ việc học hành, cuộc sống bình thường của hàng triệu người dọc bờ sông Dương Tử cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Thanh Hảo

Trung Quốc hé lộ cách vận hành đập Tam Hiệp

Trung Quốc hé lộ cách vận hành đập Tam Hiệp

Tân Hoa Xã vừa công chiếu các hình ảnh hé lộ cách Trung Quốc vận hành Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới nằm chắn ngang sông Dương Tử dài nhất nước này.

 

Vũ Hán chìm trong nước lũ

Vũ Hán chìm trong nước lũ

Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) ngày 6/7 đã phải nâng mức phản ứng thiên tai trong bối cảnh nhiều nơi thuộc thành phố ngập chìm trong nước lũ.