Nikkei Asia cho hay, kế hoạch trên là phần cốt lõi trong Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương mà Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ mới đệ trình lên quốc hội nước này.

"Mối nguy hiểm lớn nhất với tương lai của Mỹ vẫn là sự suy giảm năng lực răn đe thông thường. Nếu Mỹ không có biện pháp răn đe chắc chắn, thuyết phục, Trung Quốc sẽ có các hành động táo tợn trong khu vực và toàn cầu nhằm thế chỗ các lợi ích của Mỹ. Khi cán cân quân sự ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn, Mỹ sẽ tích tụ thêm rủi ro, khiến đối thủ cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng", trích báo cáo của nhà chức trách Mỹ.

{keywords}
Tàu khu trục Mỹ USS Chafee phóng tên lửa Block V Tomahawk ở Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Mỹ

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng kêu gọi "triển khai lực lượng liên quân tích hợp với các mạng lưới tấn công chính xác ở phía tây 'Đường Đổi ngày quốc tế', dọc chuỗi đảo thứ nhất; hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp ở chuỗi đảo thứ hai và một thế trận lực lượng phân tán cung cấp khả năng bảo đảm ổn định và nếu cần thiết, phân phối và duy trì các hoạt động chiến đấu trong thời gian dài".

Trong đó, "chuỗi đảo thứ nhất" được Trung Quốc coi là tuyến phòng thủ đầu tiên. Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược "chống tiếp cận khu vực" nhằm đẩy lui lực lượng Mỹ ra khỏi Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong khu vực chuỗi đảo này.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm cách ngăn cản lực lượng Mỹ tiếp cận "chuỗi đảo thứ hai" ở Tây Thái Bình Dương, kéo dài từ đông nam Nhật Bản đến đảo Guam và sang phía nam tới Indonesia.

Trong kế hoạch đầu tư giai đoạn 2022 - 2027, trình lên Quốc hội trong tháng 3, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đề xuất 4,7 tỷ USD cho các hoạt động trong khu vực trong năm tài khóa 2022, hơn gấp đôi mức 2,2 tỷ USD trong năm 2021 và gần mức 5 tỷ USD ngân sách Washington chi hàng năm cho việc ứng phó với Nga.

Tổng dự chi ngân sách cho 6 năm tài khóa trên là 27,4 tỷ USD, tăng 36% so với đề xuất cho giai đoạn đó trước đây. Điều này phản ánh Washington ngày càng tăng báo động về các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực.

Phát biểu tại Viện Nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ có trụ sở tại Washington hom 4/3, Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhấn mạnh, hiện có nhiều quan ngại về nguy cơ Trung Quốc có thể tìm cách thay đổi vĩnh viễn hiện trạng trong khu vực trong 6 năm tới. Vì vậy, kế hoạch do Bộ Tư lệnh này đề xuất "nhằm tập trung các nguồn lực, khả năng quân sự thiết yếu để ứng phó với Trung Quốc".

Theo Sách Trắng Quốc phòng của Nhật, Mỹ hiện duy trì khoảng 132.000 quân đồn trú ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện sở hữu một kho vũ khí tên lửa đa dạng với mục tiêu ngăn chặn bước tiến quân sự của Mỹ trong khu vực.

Tuấn Anh

Hải quân châu Âu tăng hiện diện ở Ấn Độ - Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc

Hải quân châu Âu tăng hiện diện ở Ấn Độ - Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc

Nhiều nước lớn ở châu Âu đang cử tàu chiến đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trước những nghi ngại ngày càng tăng về cách hành xử của Trung Quốc.

Mỹ điều chiến hạm đến Biển Đông bảo vệ tự do hàng hải

Mỹ điều chiến hạm đến Biển Đông bảo vệ tự do hàng hải

Hải quân Mỹ tuyên bố, tàu khu trục Mỹ USS John S. McCain (DDG 56) đã khẳng định các quyền và tự do hàng hải trong khu vực lân cận quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.