Quyết định trên là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang do chính quyền ở Ankara định mua hệ thống phòng không của Nga, theo Reuters.

{keywords}
 

Trong vài tháng qua, Washington và Ankara công khai tranh cãi về việc Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Theo Washington, hệ thống S-400 đặt ra mối đe dọa cho các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng định mua của nước này.

Mỹ tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ không thể có cả hai S-400 và F-35 song nước này vẫn tránh tiến hành những biện pháp ngăn cản. Mãi tới giờ Washington mới quyết định dừng huấn luyện các phi công Thổ Nhĩ Kỳ với chương trình F-35, động thái trả đũa này sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bối rối.

Hai quan chức Mỹ đề nghị giấu tên nói với Reuters, Washington vẫn để ngỏ khả năng đảo ngược quyết định trên, nếu Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi kế hoạch. Và rằng, quyết định trên tới giờ chỉ áp dụng với những phi công sắp tới cũng như đội bảo trì của Mỹ, những người đang có dự định tới Mỹ để được đào tạo.

Hiện giờ, Mỹ cũng chưa đưa ra quyết định chính thức về việc dừng đào tạo phi công và đội bảo trì máy của Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Luke Air ở Arizona, Mỹ. Tuy nhiên, theo tin Reuters nhận được trước đó, các biện pháp này đang được xem xét nghiêm túc. Thổ Nhĩ Kỳ đang có gần 40 người, gồm cả phi công, hướng dẫn bay và nhân viên viên bảo trì tại Luke Air.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua khoảng 100 chiếc F-35, với tổng trị giá lên tới 9 tỷ USD. Các chuyên gia nhận xét, nếu bị gạch tên khỏi chương trình F-35, thì đó sẽ là một trong những rạn nứt lớn nhất trong lịch sử gần đây giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước vốn là đồng minh của nhau.

Hoài Linh