Theo Sputnik, Bolivia đang trải qua một giai đoạn chuyển giao quyền lực đầy tranh cãi. Hôm 12/11, Phó chủ tịch Thượng viện Bolivia Jeanine Anez tự tuyên bố là Tổng thống lâm thời, mặc dù chưa có một cuộc bầu cử nào sau khi Tổng thống Evo Morales từ chức hôm 10/11.

{keywords}
Bolivia đang rơi vào tình trạng vô chính phủ

“Ngày 12/11, Bộ Ngoại giao ra lệnh cho các thành viên gia đình và các quan chức Mỹ thuộc diện không khẩn cấp rời Bolivia vì tình hình bất ổn chính trị đang tiếp diễn ở quốc gia này. Chính phủ Mỹ đã hạn chế khả năng cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho công dân Mỹ tại Bolivia”, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.

Tuyên bố này khuyến cáo người dân không nên đến Bolivia, nơi các cuộc biểu tình đang tiếp tục diễn ra ở các thành phố lớn. 

“Người biểu tình ở các thành phố lớn đang chiếm đóng và chặn đứng lối vào các công trình và cơ sở hạ tầng công cộng, không cho phép người dân lui tới các trạm trung chuyển giao thông, ngân hàng, và các dịch vụ khác. Một số cuộc biểu tình đã dẫn đến các cuộc chạm trán bạo lực, và cơ quan chức năng địa phương đã phải dùng tới các biện pháp kiểm soát đám đông để đẩy lùi các cuộc biểu tình”, Bộ Ngoại giao giải thích.

{keywords}
Nhiều cuộc biểu tình đã dẫn đến bạo lực

Cựu tổng thống Morales đã bay qua Mexico để xin tị nạn, để lại đằng sau một tình trạng hỗn loạn về quyền lực tại Bolivia. Tình trạng này dường như sẽ còn tiếp tục sau khi các nghị sĩ và quan chức chính phủ trung thành với cựu Tổng thống từ chối hậu thuẫn Tổng thống lâm thời tự xưng Jeanine Anez.

Trong khi đó, các cuộc đụng độ giữa hai phe ủng hộ và phản đối ông Morales đã dẫn đến bạo lực nghiêm trọng trên đường phố, kèm theo đó là các hành vi trộm cướp, phá hoại tài sản và phóng hỏa.

{keywords}
Thượng nghị sĩ Jeanine Anez tự xưng là Tổng thống lâm thời

Anh Thư