Khoản tiền được sử dụng cho hoạt động phát triển vắc xin của Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI). Đây là khoản tài trợ bổ sung nằm ngoài tổng số tiền tài trợ 1,636 tỷ NOK (156 triệu USD) cho Liên minh đã được Na Uy cam kết trước đó. 

{keywords}
 

Thủ tướng Na Uy, Bà Erna Solberg nói: “Thông qua khoản hỗ trợ nghiên cứu này cho CEPI - Liên minh mà Na Uy đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập, mục đích của chúng tôi là đẩy nhanh quá trình phát triển vắc xin ngăn ngừa virus corona, và đảm bảo chúng ta được chuẩn bị để đối phó với các đại dịch sau này”. 

Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Na Uy, ông Dag-Inge Ulstein nhấn mạnh: “Dịch bệnh toàn cầu đang diễn biến rất khó lường, trong vài tuần và vài tháng tới chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến quy mô to lớn của cuộc khủng hoảng hiện tại và thấy rõ nhu cầu của các quốc gia nghèo khó và dễ bị tổn thương với hệ thống y tế còn yếu kém. Na Uy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập CEPI, và đã đóng góp rất đáng kể cho Liên minh này trong nhiều năm”. 

Hiện nay, tình hình ở châu Phi lúc này thực sự đang rất đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năng lực xét nghiệm của các quốc gia châu Phi rất hạn chế, các cơ sở y tế có đủ khả năng còn chưa nhiều và các cán bộ y tế tuyến đầu rất thiếu các thiết bị bảo hộ.  Nếu Covid-19 bùng phát trên lục địa này, thì hậu quả của nó sẽ rất thảm khốc. 

“Điều quan trọng hiện nay là chúng ta phải làm những gì có thể để giúp CEPI có thể phát triển sớm nhất vắc xin ngăn ngừa COVID-19. Bên cạnh khoản tiền hỗ trợ bổ sung này, các thành viên Chính phủ cũng đang trao đổi với đồng nghiệp của mình ở các nước khác nhằm huy động thêm tiền để tài trợ cho công việc cứu người quan trọng này của CEPI”, Bộ trưởng Y tế và Các dịch vụ chăm sóc Ông Bent Høie nói. 

CEPI thông báo đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng một loại vắc xin, và hiện đang có hai loại khác đã sẵn sàng cho thử nghiệm. Nếu thành công, trong vòng từ 12-18 tháng tới CEPI sẽ có một loại vắc xin sẵn sàng cho sản xuất đại trà. 

“Rõ ràng là thế giới của chúng ta chưa sẵn sàng đối mặt với cuộc khủng hoảng như hiện nay. Vắc xin sẽ là công cụ quan trọng nhất để ngăn ngừa các đại dịch toàn cầu. Đây là vì lợi ích của tất cả mọi người trên toàn thế giới. Chúng ta phải đảm bảo, bất cứ loại vắc xin nào được phát triển, cũng như các loại thuốc và thiết bị chẩn đoán, đều phải được phân phối công bằng, để những quốc gia nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới cũng có được”, Bộ trưởng Ulstein khẳng định.  

CEPI tên dầy đủ là Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh, được thành lập năm 2017 sau cuộc khủng hoảng Ebola, để tài trợ tài chính để phát triển vắc xin ngăn ngừa các bệnh có khả năng trở thành dịch bệnh. Ý tưởng được hình thành ở Na Uy. Na Uy, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Quỹ Bill Gate & Melinda Gate và Quỹ Wellcome là các quốc gia và tổ chức đóng góp chính cho việc thành lập CEPI.

Bảo Đức 

Hơn 30.000 người tử vong vì Covid-19, thế giới dồn sức dập đại dịch

Hơn 30.000 người tử vong vì Covid-19, thế giới dồn sức dập đại dịch

Tổng số ca nhiễm và tử vong vì virus corona chủng mới tiếp tục tăng nhanh khi đại dịch Covid-19 tăng tốc tấn công khắp toàn cầu, buộc chính phủ các nước phải triển khai những biện pháp mạnh tay hơn để ứng phó.