Ông Putin hôm 6/5 cho biết, đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19 "không mâu thuẫn" với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vốn cho phép lựa chọn như vậy trong những trường hợp khẩn cấp.

{keywords}
Một phụ nữ đang được tiêm vắc-xin Sputnik V ngừa Covid-19 do Nga bào chế. Ảnh: Sputnik

Báo RT dẫn lời ông Putin nhấn mạnh: "Tất nhiên, Nga sẽ ủng hộ cách tiếp cận đó". Ông nói thêm, đại dịch đang hoành hành trên thế giới hiện nay là "tình trạng khẩn cấp".

Lãnh đạo Điện Kremlin đã chỉ đạo bà Tatyana Golikova, Phó Thủ tướng Nga phụ trách chính sách xã hội nghiên cứu thêm về việc bãi bỏ bản quyền sáng chế. Theo ông Putin, trong bối cảnh hiện tại, các chính phủ và doanh nghiệp không được phép nghĩ về việc tối đa hóa lợi nhuận, mà tập trung vào cách bảo đảm an toàn cho người dân.

Tổ chức Y tế Thế giới lập luận rằng, cần có sự phân phối vắc-xin ngừa virus corona chủng mới công bằng, hợp lý trên khắp toàn cầu và các quốc gia nghèo hơn phải được tiếp cận với việc tiêm chủng.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 6/5 bày tỏ rằng, Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận về việc miễn trừ bảo hộ sáng chế vắc-xin tạm thời, sau khi Mỹ công khai ủng hộ ý tưởng này.

Tuy nhiên, Đức, nền kinh tế lớn nhất EU đã bác bỏ đề xuất trên. Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel giải thích, yếu tố hạn chế đối với việc sản xuất vắc-xin là năng lực sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng cao, chứ không phải bằng sáng chế. Berlin tin, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nguồn gốc của sự đổi mới, cần được tiếp tục duy trì.

Tuấn Anh

Mỹ ủng hộ bỏ quy tắc sở hữu trí tuệ với vắc-xin Covid-19

Mỹ ủng hộ bỏ quy tắc sở hữu trí tuệ với vắc-xin Covid-19

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham gia kêu gọi chia sẻ nhiều hơn nữa về công nghệ đằng sau vắc-xin ngừa Covid-19 để giúp đại dịch mau chấm dứt.

Đức phản đối bỏ sở hữu trí tuệ với vắc-xin Covid-19

Đức phản đối bỏ sở hữu trí tuệ với vắc-xin Covid-19

Đức, nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu, quê hương của một ngành dược phẩm lớn, đã bác bỏ các đề xuất bỏ sở hữu trí tuệ với vắc-xin ngừa Covid-19.