Vào những năm 1950, viện sĩ hàn lâm Andrei Sakharov từng đề nghị lãnh đạo Liên Xô khi đó triển khai hàng chục đầu đạn hạt nhân siêu mạnh dọc biên giới biển của Mỹ.

Theo ông Sakharov, nếu triển khai ý tưởng này, Nga có thể theo dõi sát mọi việc mà không phải dính tới một cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó đã không chấp thuận. Sau nhiều năm, hiện ý tưởng trên lại thu hút sự chú ý của công chúng.

{keywords}

Tờ The Washington Free Beacon gần đây đăng một bài viết của Bill Hertz mang tựa đề "Nga đang đóng tàu ngầm không người lái được trang bị hạt nhân".

Để hiểu rõ vấn đề, hãy cùng trở lại thời điểm bắt đầu của kỷ nguyên hạt nhân và xem các dự án về vũ khí hạt nhân ở thời điểm đó tồn tại như thế nào.

Người Đức đã rất nỗ lực chế tạo một quả bom hạt nhân. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Đức, vì kích cỡ của nó, một quả bom hạt nhân cần phải được chế tạo trên một con tàu. Tuy nhiên, làm thế nào một con tàu như vậy có thể vượt Đại Tây Dương.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã phát triển dự án về một quả ngư lôi hạt nhân siêu mạnh có đường kính khoảng 1,5m. Quả ngư lôi này có thể phá hủy bất cứ một thành phố cảng hay một căn cứ hải quân nào của Mỹ.

Song, quả ngư lôi đó phải được chất lên một tàu ngầm dù việc gắn một đầu đạn lên một tên lửa còn dễ hơn nhiều.

Kết quả là cả Liên Xô lẫn Mỹ và những quốc gia khác đều bắt tay vào việc phát triển tên lửa hành trình dưới nước. Sức mạnh của một đầu đạn bị giới hạn vì kích thước, trong khi kích thước của tên lửa bị giới hạn bởi kích cỡ của tàu ngầm. Vậy, làm thế nào?

Mọi người cố chế tạo một quả bom, có sức nổ không bị giới hạn. Cuộc thử nghiệm bom khinh khí đầu tiên được Mỹ tiến hành vào 1/2/1952 trên đảo Elugela, đảo san hô vòng Eniwetok ở Thái Bình Dương. Cấu trúc ba tầng được đặt tên là Mike và hoàn toàn không thể di chuyển được. Vụ nổ vượt quá mọi mong đợi: sức mạnh của nó tương đương 10 triệu tấn TNT.

Ngay sau khi vụ thử diễn ra, viện sĩ hàn lâm Sakharov đã đề nghị nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev triển khai hàng chục đầu đạn hạt nhân siêu mạnh có công suất 200 hoặc 500 tấn dọc biên giới biển của Mỹ.

Theo viện sĩ này, số đầu đạn trên đủ để tạo ra một vụ nổ, gây ra những đợt sóng thần lớn cuốn trôi khu vực duyên hải Mỹ ra ngoài biển. Ông Khrushchev đã bác bỏ đề xuất này.

Theo Pravda, hiện, báo phương Tây liên tục đưa tin rằng các nhà khoa học Nga đang khôi phục ý tưởng trên. Hiện vẫn chưa ai biết, những bản tin như trên dựa trên dữ liệu thực tế hay chỉ là tin đồn. Hiện, chưa có thỏa thuận nào cấm chế tạo tàu ngầm không người lái cũng như giới hạn sức mạnh của một vũ khí hạt nhân.

Một tàu ngầm như vậy sẽ là tàu ngầm robot, có thể di chuyển dưới nước ở một độ sâu lớn hơn, tránh được tàu của kẻ thù trong khi vẫn giữ được tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong nhiều năm.

Thân một chiếc tàu ngầm không người lái phải được làm từ titanium. Vật liệu này sẽ đảm bảo cho tàu ngầm lặn được xuống độ sau hơn 1.000 m, độ sâu này đảm bảo cho một tàu ngầm hạt nhân có thể tàng hình hoàn toàn và không hề hấn gì trước các vụ tấn công.

Việc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm không người lái có thể giảm đáng kể. Do đó, tàu sẽ nhẹ hơn trong khi đầu đạn sẽ mạnh hơn. Kích cỡ tàu ngầm sẽ giảm bớt (so với tàu ngầm có người lái) và phần thân tàu sẽ dày hơn, do đó tăng khả năng xuống sâu từ 1.000 tới 3.000 m.

Với các đặc tính trên, một tàu ngầm không người lái có thể tiếp cận các khu vực chiến lược và đáy biển của Mỹ. Với một mệnh lệnh được gửi qua hệ thống liên lạc dưới biển, Nga có thể kích hoạt một vụ nổ liên tiếp và gây ra những đợt sóng thần ập vào bờ biển Mỹ

  • Hoài Linh