Hai vụ nổ bom liên tiếp tại ga điện ngầm Lubyanka và Park Kultury ở thủ đô Moscow sáng ngày 29/3/2010 đã làm ít nhất 39 người chết, 102 người bị thương.

Vai trò của TQ qua chuyến thăm bất ngờ của Kim Jong Un

Các nhà chức trách khẳng định đây là vụ tấn công liều chết, với hung thủ là hai phụ nữ, được xác định là Dzhanet Abdurakhmanova, 17 tuổi, góa phụ của một chiến binh cao cấp ở Bắc Caucasus và Mariam Sharipova, một giáo viên 28 tuổi đến từ nước Cộng hòa Dagestan thuộc Nga.

{keywords}
 

Các chuyên gia cho biết, sức công phá của vụ nổ tại nhà ga Lubyanka tương đương 4kg thuốc nổ Trotin, còn vụ nổ tại nhà ga Park Kultury tương đương 2kg thuốc nổ. Vào thời điểm xảy ra tấn công, ước tính có khoảng 500.000 người đi lại qua hê thống ga điện ngầm của Moscow.

{keywords}
 

Nhà chức trách Nga khi đó gọi vụ đánh bom kép là "cuộc tấn công khủng bố đẫm máu và tinh vi nhất ở thủ đô Nga trong vòng sáu năm".

{keywords}
 
{keywords}
Hiện trường vụ đánh bom ga tàu Park Kultury

Theo Ủy ban Điều tra của Nga, kẻ tổ chức khủng bố là Mohamed Dali Bagabov, một trong những thủ lĩnh băng đảng bất hợp pháp hoạt động trên lãnh thổ Dagestan. Tên này cùng với 5 kẻ tòng phạm đã bị tiêu diệt khi chống lại việc bắt giữ của các nhà chức trách. Băng đảng của Bagabov còn tham gia vào nhiều vụ tấn công khủng bố khác nhau ở Dagestan cùng một số khu vực khác.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Các nạn nhân sống sót chờ cứu chữa. (Ảnh: AP)

Vào ngày 31/3 sau đó, phiến quân Chechnya đã đứng ra nhận trách nhiệm. Trong một đoạn băng đưa lên Internet, Doku Umarov - thủ lĩnh lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Chechnya và các khu vực khác ở Nam Caucasus thuộc Nga – tuyên bố "các cuộc nổi loạn tại Nga sẽ còn tiếp tục".

{keywords}
Tổng thống Nga khi đó, ông Dmitry Medvedev, đứng mặc niệm tại nhà ga Lubyanka tưởng nhớ các nạn nhân. (Ảnh: Reuters)  
{keywords}
Thủ tướng Nga khi đó là Vladimir Putin tới thăm các nạn nhân trong bệnh viện. (Ảnh: Daily Mail)

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Nga chính thức sáp nhập Crưm

Ngày này năm xưa: Nga chính thức sáp nhập Crưm

Bốn năm trước, Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crưm, hoàn tất tiến trình hợp nhất vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga.

Ngày này năm xưa: Ông Tập Cận Bình bước lên đỉnh cao quyền lực

Ngày này năm xưa: Ông Tập Cận Bình bước lên đỉnh cao quyền lực

Trong suốt thời gian qua, ông Tập đã đạt được những dấu ấn quan trọng thông qua các tư tưởng và chính sách mới làm thay đổi Trung Quốc.

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày 6/3/1944, các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ mở cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên vào ban ngày nhằm vào Berlin, thủ đô của đế chế Hitler.

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày 5/3/1953, Joseph Stalin, người đã lãnh đạo nhân dân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, đã qua đời tại nhà riêng ở ngoại ô Moscow.

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày 4/3/1933, Franklin Delano Roosevelt đọc diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 32, ông được coi là nhân vật trung tâm của nhiều sự kiện thế giới giữa thế kỷ 20 và được biết đến như một huyền thoại của lịch sử.