Bà, 47 tuổi, cũng bị kết tội kích động người khác để tạo ra phiền toái công cộng. Bà nhận mức án treo 8 tháng tới 2 năm sau khi thẩm phán tính đến tình trạng sức khỏe của nữ bị cáo. Bà đã trải qua phẫu thuật loại bỏ u não và vẫn cần được điều trị thêm trong những ngày tới.

{keywords}
Bà Tanya Chan khi trò chuyện với báo chí về tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi tiến vào tòa án ở Hong Kong ngày 10/6. (Ảnh: Reuters)

Hồi cuối tháng 4, một tòa án ở Hong Kong đã bỏ tù 4 trong số 8 thủ lĩnh của phong trào biểu tình rầm rộ vốn đã khiến Hong Kong tê liệt vào năm 2014. Những người tham gia biểu tình đòi Bắc Kinh phải trao cho Hong Kong quyền bầu chọn lãnh đạo đặc khu hành chính này.

Bản án dành cho Tanya Chan hôm đó đã được hoãn tới 10/6 vì bà trải qua phẫu thuật. 

Hàng trăm nghìn người đã phong tỏa các tuyến đường lớn ở nhiều khu vực thuộc trung tâm tài chính toàn cầu suốt 79 ngày vào cuối năm 2014.

Bản án dành cho Tanya Chan được tuyên ít giờ sau khi Hong Kong trải qua cuộc biểu tình khổng lồ phản đối dự luật gây tranh cãi về việc dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc xét xử.

Sau 7 giờ tuần hành liên tiếp, những người tổ chức ước tính có hơn 1 triệu người tham gia biểu tình. Tuy nhiên, con số phía cảnh sát đưa ra chỉ vào khoảng 240.000 người.

{keywords}
Biểu tình ngày 9/10 ở Hong Kong. (Ảnh: The Guardian)

Ban đầu biểu tình ôn hòa nhưng sau đó đã biến thành bạo lực, với hàng trăm người xung đột với cảnh sát bên ngoài các trụ sở của cơ quan lập pháp và hành chính đêm muộn 9/6 và rạng sáng 10/6. Không ít người biểu tình mang khẩu trang lao về phía cảnh sát, phá vỡ rào chắn kim loại để xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Họ ném chai về phía các rào chắn, sau đó chiếm rào và dùng chúng để tấn công cảnh sát.

Cả cảnh sát và người biểu tình đều bị thương. Một số người phải vào viện chữa trị.

{keywords}
Một cảnh sát Hong Kong bị thương vì đụng độ với người biểu tình. (Ảnh: AP)

Chính quyền Hong Kong khẳng định dự luật dẫn độ được thiết kế nhằm lấp lỗ hổng trong luật hiện hành, bằng cách cho phép đặc khu này quyết định dựa trên cơ chế từng vụ việc xem có nên dẫn độ các nghi phạm tới những khu vực lãnh thổ mà Hong Kong không có thỏa thuận dẫn độ chính thức hay không - chẳng hạn Đài Loan, Macau và Trung Quốc đại lục.

Báo chí Trung Quốc cho rằng "các thế lực ngoại bang" đã lừa gạt, lôi kéo người dân Hong Kong. Tờ Thời báo Hoàn cầu lên án các nhóm đối lập tại Hong Kong và "những người ủng hộ" các phe phái này đã "thổi phồng chính trị" hoạt động lập pháp thông thường của Hong Kong.

Trong một bài xã luận, tờ China Daily chỉ ra "các thế lực ngoại bang" đang muốn khiến cho Trung Quốc tổn thương bằng cách gây hỗn loạn tại Hong Kong khi xúi giục làn sóng biểu tình mới nhất tại khu vực này.

Thanh Hảo