{keywords}
Nhà thờ Đức Bà Paris (Ảnh Istock)

Trận hoả hoạn lớn ngày 15/4 đã nhấn chìm Nhà thờ Đức Bà Paris, phá huỷ phần mái của thánh đường, làm sập chóp nhọn và đe doạ cấu trúc còn lại của nhà thờ. Phần nội thất bằng gỗ bên trong nhà thờ bị phá huỷ. 

BBC dẫn lời Phó thị trưởng Paris là Emmanuel Gregoire cho biết, nhà thờ bị tàn phá nặng nề và lực lượng cứu hoả đã cố gắng cứu các tác phẩm nghệ thuật được cất bên trong. Tuy nhiên, điều gì khiến nhà thờ 850 tuổi này trở nên đặc biệt tại thành phố có nhiều điểm nổi tiếng như Paris.

Cửa sổ hoa hồng

{keywords}
 

Nhà thờ có 3 cửa sổ hoa hồng từ thế kỷ 13 và đây cũng là một trong những đặc điểm nổi tiếng nhất của nhà thờ. Hiện chưa rõ có cửa sổ nào còn tồn tại sau vụ cháy không.

Cửa sổ hoa hồng đầu tiên và nhỏ nhất ở mặt tây của nhà thờ được hoàn thành vào khoảng năm 1225. Cửa sổ hoa hồng ở phía nam có đường kính 13m và được làm từ 84 tấm kính.

Tuy nhiên, các cửa sổ không còn giữ được các tấm kính màu ban đầu do đã bị phá huỷ trong đám cháy trước đó.

Hai toà tháp

{keywords}
Mặt tây của nhà thờ (Ảnh Hoài Linh)

Đa phần du khách tới Nhà thờ Đức Bà Paris đều dành thời gian ở phía trước hai toà tháp theo phong cách kiến trúc Gothic, nằm ở mặt phía tây của nhà thờ.

Việc xây dựng mặt phía tây của nhà thờ được bắt đầu vào năm 1200. Tuy nhiên, toà tháp đầu tiên - phía bắc, tới 40 năm sau mới hoàn tất. Mười năm sau đó, năm 1250, tháp phía nam mới dựng xong.

Cả hai tháp đều cao 68m, và khi chinh phục 387 bậc thang, du khách có thể thấy toàn cảnh Paris.

Gargoyles

{keywords}
 

Bất cứ ai đủ khoẻ để chinh phục tháp và nhìn toàn cảnh Paris đều đi qua một trong những yếu tố nổi tiếng nhất của nhà thờ. Đó là tượng Gargoyles. Với bàn tay chống cằm, bức tượng nhìn xuống thành phố Paris.

Chuông

{keywords}
 

Nhà thờ Đức Bà Paris có 10 chuông, lớn nhất là chuông Emmanuel, nặng 23 tấn và được treo ở tháp phía nam năm 1685.

Năm 2013, nhà thờ kỷ niệm 850 tuổi bằng cách đúc lại các chuông nhỏ hơn ở tháp phía bắc. Mỗi chiếc chuông đều được ban phúc với tên một vị thánh. Các chuông đều được làm theo mẫu chuông nguyên bản vốn bị tan chảy do bị bắn trúng trong cuộc Cách mạng Pháp.

Nhà văn Victor Hugo đã lấy bối cảnh nhà thờ cho tác phẩm “thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà Paris” năm 1831.  

Chóp nhọn Gothic

{keywords}
Chóp nhọn bị cháy và sập trong vụ hoả hoạn 

Chóp nhọn nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà Paris, đã sập trong đám cháy ngày 15/4, có từ thế kỷ 12. Trong lịch sử của nhà thờ, phần chóp nhọn này đã có nhiều thay đổi, gồm cả lần bị dỡ trong cuộc cách mạng Pháp và sau đó được tái xây dựng vào những năm 1860. 

Viện Kiến trúc hoàng gia Anh cho biết: “Việc mất mái và chóp nhọn của Nhà thờ Đức Bà Paris là một tổn thất lớn đối với di sản kiến trúc Gothic của Pháp”.

Thánh tích

Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của “Cuộc khổ nạn của Chúa Jesu”, gồm cả một mẩu của thánh giá, một cái đinh và vương miện gai. Có tin cho biết, vương miện gai đã được cứu khỏi đám cháy.

Hoài Linh