"Theo yêu cầu của Tổng thống Emmanuel Macron, tôi đã ngay lập tức triệu hồi hai đại sứ ở Mỹ và Australia về Paris tham vấn", Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo ngày 17/9.

{keywords}
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi liên minh 3 bên AUKUS của Mỹ - Anh - Australia là "nhát dao đâm sau lưng". Ảnh: AP

Ông Le Drian cho biết, quyết định bắt nguồn từ việc lãnh đạo 3 nước Mỹ, Anh và Australia cuối ngày 14/9 tuyên bố thành lập liên minh quân sự mới AUKUS. Chương trình hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia sẽ là dự án lớn đầu tiên của liên minh này. Chính quyền của Thủ tướng Australia Scott Morrison ngay sau đó đã hủy thỏa thuận mua tàu ngầm thông thường, trị giá tới 90 tỷ USD của công ty Pháp Tập đoàn Hải quân.

Theo báo RT, Chính phủ Pháp đang nắm giữ lượng lớn cổ phần ở Tập đoàn Hải quân. Nhiều nguồn tin nói, Pháp chỉ biết về thỏa thuận liên minh AUKUS qua truyền thông, thay vì được Washington hoặc Canberra thông báo trực tiếp. Song, các quan chức Australia quả quyết họ đã nói rõ với đối tác về khả năng hủy thỏa thuận tàu ngầm gữa nước này với Pháp.

Ngoại trưởng Pháp khẳng định, việc từ bỏ dự án do Canberra và Paris nhất trí năm 2016 là "hành vi không chấp nhận được giữa các đồng minh và đối tác, gây hậu quả đến các quan niệm đã có về liên minh, quan hệ đối tác và tầm quan trọng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với châu Âu".

Ông Le Drian và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã có tuyên bố lên án sự ra đời của AUKUS. Ngoại trưởng Pháp thậm chí gọi đây là "nhát dao đâm sau lưng".

Phản ứng đầu tiên của Tổng thống Pháp Macron là cho hủy một bữa tiệc tại đại sứ nước này ở Washington, vốn nhằm kỷ niệm 240 năm trận hải chiến đã góp phần giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến giành độc lập.

Ngoài Pháp, Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích việc thành lập AUKUS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc, liên minh mới gây tổn hạt nghiêm trọng đến hoà bình và ổn định khu vực, tăng cường chạy đua vũ trang và phá hoại Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhanh chóng có bài viết cảnh báo, động thái trên có thể dẫn đến một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Australia. Bài báo trích dẫn lời của một chuyên gia quân sự cấp cao trong nước phát biểu, Australia có thể trở thành mối đe doạ hạt nhân với những quốc gia khác như Nga và Trung Quốc, vì tàu ngầm mới của Canberra có thể được trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc Anh.

Hiện trên thế giới chỉ có 8 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Thỏa thuận trong khuôn khổ AUKUS dự kiến sẽ đưa Australia trở thành quốc gia thứ 9 loạt vào danh sách này.

Tuấn Anh

Pháp nổi giận vì Australia hủy thỏa thuận mua tàu ngầm tỷ đô

Pháp nổi giận vì Australia hủy thỏa thuận mua tàu ngầm tỷ đô

Bộ Ngoại giao Pháp mô tả việc Australia rút khỏi một thỏa thuận mua tàu ngầm, trị giá 90 tỷ USD với một công ty nước này là không phù hợp với tinh thần hợp tác song phương.

Mỹ, Anh, Australia công bố thỏa thuận hợp tác an ninh-quốc phòng

Mỹ, Anh, Australia công bố thỏa thuận hợp tác an ninh-quốc phòng

Mỹ, Anh và Australia vừa công bố một thỏa thuận hợp tác an ninh-quốc phòng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.