{keywords}
 

Theo hãng tin Reuters, Australia đã từ bỏ thoả thuận trị giá 40 tỷ USD nhằm xây dựng một hạm đội tàu ngầm với nhà thầu Naval Group của Pháp hồi tháng trước và thay vào đó sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Mỹ và Anh sau khi đạt quan hệ đối tác an ninh ba bên với hai quốc gia trên.

Động thái của Australia khiến Pháp tức giận. Paris cáo buộc Australia và Mỹ đâm sau lưng nước này khi tiến hành đàm phán mà không thông báo.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho hay, ông đã nêu những quan ngại về hợp đồng đóng tàu với Pháp nhưng không thể tiết lộ việc đang thảo luận với Mỹ cho tới khi mối quan hệ đối tác chiến lược đó được nhất trí.

Tuy nhiên, Đại sứ Pháp tại Australia Jean Pierre Thebault cho biết, Pháp là đối tác an ninh gần gũi của Mỹ, Australia và Anh nên hoàn toàn là quốc gia đáng tin cậy với những thông tin trên.

“Thật trẻ con khi nói không thể tham khảo ý kiến của Pháp”, ông Thebault nói với đài ABC ngày 8/10. Nhà ngoại giao này cho biết thêm, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Ngoại trưởng Antony Blinken cũng nói, vấn đề này có thể xử lý tốt hơn. Đại sứ Thebault sẽ sớm quay lại Australia để xem quyết tâm của Canberra trong việc khôi phục lại quan hệ.

Hiện, đại diện của Bộ Ngoại giao Australia vẫn chưa hồi đáp đề nghị bình luận về thông tin trên.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne ngày 7/10 nói, bà hoan nghênh ông Thebault trở lại như một bước quan trọng đầu tiên nhằm khôi phục lại quan hệ.

>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet

Hoài Linh

Vì sao Pháp không bằng lòng với thỏa thuận tàu ngầm Mỹ-Australia?

Vì sao Pháp không bằng lòng với thỏa thuận tàu ngầm Mỹ-Australia?

Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố thỏa thuận giúp Australia triển khai tàu ngầm năng lượng hạt nhân đã khiến Pháp bất bình.