{keywords}
Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết, nước này kỳ vọng có thêm vài tỷ Euro từ thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, ông Le Maire và những người đồng nhiệm từ nhóm G7 hồi cuối tuần trước đã nhất trí ủng hộ mức thuế tối thiểu 15% tại các thương thuyết diễn ra tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Khi được hỏi mức thuế tối thiểu sẽ đem lại cho Pháp bao nhiêu, ông Le Maire nói: “Vẫn hơi khó để đánh giá nhưng khoảng vài tỷ Euro một năm”.

Một vấn đề cốt lõi khác của các cuộc đàm phán quốc tế đó là cách chia sẻ quyền đánh thuế 100 công ty lớn, những công ty có lợi nhuận vượt quá mức bình thường, giữa các nước ra sao.

Theo ông Le Maire, từ chia sẻ quyền đánh thuế, Pháp mong đợi sẽ thu thêm 500 triệu tới 1 tỷ Euro. Trong khi đó, với thuế dịch vụ kỹ thuật số hiện tại, Pháp mong sẽ thu về 450 triệu Euro mỗi năm.

Một số quốc gia châu Âu lo ngại Amazon có thể nằm ngoài những đề xuất đánh thuế siêu lợi nhuận vì hệ số lợi nhuận hoạt động tổng thể của nó đã nằm dưới ngưỡng đủ điều kiện là 10%.

Các quan chức nắm được thông tin đàm phán hôm qua cho biết, các nước G7 đã tìm ra một cách để gộp cả Amazon. Đó là nhằm vào đơn vị điện toán đám mây của công ty này. Bộ trưởng Le Maire nói, ông ủng hộ việc đó.

“Tôi muốn chúng tôi phân chia các hoạt động của Amazon để những gì có lợi nhuận cao sẽ bị đánh thuế kỹ thuật số. Amazon sẽ phải trả thuế này”.

Hoài Linh

Cải tổ thuế doanh nghiệp và chấm dứt siêu toàn cầu hóa

Cải tổ thuế doanh nghiệp và chấm dứt siêu toàn cầu hóa

Thỏa thuận của nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G7) về thuế đối với các tập đoàn toàn cầu chỉ là khởi đầu nhưng báo hiệu thời kỳ siêu toàn cầu hóa sắp kết thúc.

Cải cách thuế toàn cầu nhằm vào các thiên đường thuế

Cải cách thuế toàn cầu nhằm vào các thiên đường thuế

Các nước trên thế giới bị thất thu hơn 427 tỷ USD tiền thuế mỗi năm bằng các chiêu né thuế hợp pháp của các cá nhân và tập đoàn quốc tế.