Sự coi thường lệnh phong tỏa và những khuyến cáo của một bộ phận người dân trong việc chống dịch Covid-19, đang khiến giới chức trách các nước phương Tây phải mạnh tay hơn với những thành phần tìm cách ‘lách luật’.

“Một số người tự cho mình là ‘anh hùng’, khi họ phá vỡ các luật lệ. Nhưng không, các bạn là những kẻ ngu ngóc và đang tự đặt bản thân mình vào nguy hiểm”, AP trích lời Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner nói.

Sau nhiều trường hợp người dân bất hợp tác trong việc ở nhà và chỉ ra ngoài khi có lý do cân thiết, chính quyền Pháp hôm 20/3 vừa qua đã điều động lực lượng an ninh tới các ga tàu nhằm ngăn chặn người dân nước này đi du lịch, bởi những người này có thể sẽ mang theo mầm bệnh tới các vùng nông thôn hoặc bãi biển, những nơi công tác y tế rất hạn chế.

Con đường đi bộ nổi tiếng dọc sông Seine, Paris, đã đóng cửa và lệnh giới nghiêm ban đêm tại thành phố Nice miền nam nước Pháp đã được ban bố. Theo AP, Thị trưởng thành phố Nice Christian Estrosi cũng đã nhiễm virus corona.

Trong khi đó, chính quyền bang Florida, Mỹ đã cho đóng cửa tất cả bãi biển của bang này, sau khi những hình ảnh về việc đám đông sinh viên tụ tập xuất hiện đầy trên TV trong những ngày tỉ lệ tử vong vì Covid-19 đang tăng mạnh.

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo hôm 21/3 cho biết, nhóm người trong độ tuổi từ 18-49 chiếm hơn một nửa số ca nhiễm của bang này, và những người này “không phải là siêu nhân”. Đồng thời có rất nhiều người đã không tuân thủ những khuyến cáo về cách ly xã hội và phớt lờ lệnh cấm tụ tập đông người tại thành phố New York. “Bạn có thể vô tình làm hại người bạn yêu thương, hoặc vô tình làm tổn thương ai đó. Bạn cần cách ly xã hội ở mọi nơi”, ông Cuomo nói.

Tại bang Bavaria miền nam nước Đức, Thống đốc Markus Soeder nói rằng hiện “vẫn còn nhiều bữa tiệc corona ở nơi đây, nơi các thanh niên ho thẳng vào mặt các cụ già và hét lên ‘Corona’ để cho vui. Trên tất cả, số lượng nhóm người tụ tập đông đến mức đáng kinh ngạc”.

Lực lượng cảnh sát Tây Ban Nha, quốc gia có số ca nhiễm và tử vong nhiều thứ hai tại châu Âu chỉ sau Italia, đã phải dùng tới máy bay trực thăng để phát hiện các đám đông tụ tập ngoài đường, sau đó cử lực lượng tới giải tán. Ngoài ra, các cơ quan an ninh nước này cũng tuyên truyền trên mạng xã hội rằng người dân không nên tới những nơi công cộng trong lúc Tây Ban Nha đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực ở Pháp, chính quyền Paris đã điều đồng 100.000 nhân viên an ninh nhằm đảm bảo người dân sẽ chấp hành lệnh hạn chế đi lại, đồng thời họ cảnh bảo thời gian lệnh phong tỏa sẽ có thể kéo dài nếu tỷ lệ có ca nhiễm mới tại nước này tiếp tục tăng.

Số liệu AP trích Bộ Nội vụ Pháp cho biết, tính tới hết ngày 23/3 đã có hơn 1,7 triệu đợt kiểm tra người dân tuân thủ lệnh giới hạn đi lại được thực hiện, và có 22.500 trường hợp bị phạt ở nước này.

{keywords}
Bãi biển Isle of Palms ở Nam Carolina, Mỹ đông nghịt người bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: AP
{keywords}
Người dân Paris vẫn tụ tập đông người, nhiều người không đeo khẩu trang. Ảnh: AP
{keywords}
Nhiều thanh niên tại Berlin, Đức tụ tập bất chấp khuyến cáo. Ảnh: AP
{keywords}
Người dân Paris, Pháp tới con đường đi bộ dọc sông Seine bất chấp lệnh của chính phủ. Ảnh: AP
{keywords}
Người dân New York vẫn tới công viên dã ngoại bất chấp dịch Covid-19 hoành hành. Ảnh: AP

Tuấn Trần