Ngày 12/8/2000, trong thời gian tập trận, “Kursk” – một trong những tàu hiện đại nhất của Nga đã bị nổ ở độ sâu 108m, chìm xuống đáy biển Barents và mang đi sinh mạng của thuỷ thủ đoàn gồm 118 người.

Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân vụ nổ là do rò rỉ nhiên liệu dẫn tới nổ nhiệt toàn bộ số ngư lôi chứa ở khoang đầu. Cuộc điều tra cũng đã giúp xác lập được những diễn biến cuối cùng trên con tàu xấu số này.

Ngay sau hai tiếng nổ đầu tiên, 95 trong số 118 sĩ quan và binh sĩ của tàu Kursk đã bị thiệt mạng. Số người sống sót dồn hết về khoang số 9 ở đuôi tàu. Đại uý Dmitry Kolesnikov trở thành người chỉ huy, và cũng là người để lại trong túi áo một bức thư giúp các chuyên gia khám phá được nhiều tình tiết.

{keywords}
Tàu ngầm Kursk. Ảnh: AP

Khỏi phải nói, những thuỷ thủ này đã trải qua những giờ phút kinh khủng như thế nào. Tuy nhiên, là những chiến sĩ hải quân chuyên nghiệp, họ không hoảng loạn. Điều này được chứng tỏ qua việc Đại uý Kolesnikov đã điểm danh quân số ít nhất hai lần, vào 13 và 15 giờ.

Quan trọng hơn, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy trong máu các thuỷ thủ vẫn còn nhiều glucogen, chất dễ bị tiêu huỷ nếu con người rơi vào trạng thái hoảng loạn.

Sau những giây phút căng thẳng đầu tiên, họ bắt đầu nghĩ đến việc tìm cách cứu mình một cách có tổ chức. Trước hết, họ liên lạc với các khoang khác xem có còn ai sống sót hay không.

Tiếp đó các thuỷ thủ chuẩn bị bình dưỡng khí và dụng cụ bơi để chui ra khỏi tàu và thoát lên mặt nước. Tuy nhiên, họ đã không mở được cửa thoát hiểm. Thực tế, dù có mở được thì với áp suất 10 atmosphera ở độ sâu 100m, họ cũng khó bề sống sót để nổi lên mặt nước.

“Không tuyệt vọng", Đại uý Kolesnikov viết trong thư. "Chúng tôi hi vọng đồng đội trên bờ sẽ tìm cách cứu chúng tôi. Vì vậy chúng tôi phải chiến đấu, chúng tôi phải chiến thắng thời gian”. Các thuỷ thủ bắt đầu tiết kiệm sức lực và chờ đợi. 

Đúng là vào thời điểm ấy, trên bờ các công việc cứu nạn được tiến hành khẩn trương. Các chuyên gia biết rõ trong khoang số 9 vẫn còn người sống, và đoán với thức ăn dự trữ, không khí và nước trong khoang này, các thuỷ thủ còn có thể cầm cự được ít nhất là 10 ngày.

Phân tích hình ảnh video sau này cho thấy dự đoán này là chính xác. Các thuỷ thủ dưới quyền Kolesnikov đã sẵn sàng để đợi chờ 10 ngày nữa. Rất tiếc, một sự cố khủng khiếp và bất ngờ đã làm cho câu chuyện với con tàu Kursk càng trở nên bi thương.

Kết quả khám nghiệm thi thể một nhóm trong số 23 thuỷ thủ này cho thấy họ không hề bị thương, nhưng trên mặt và tay có những vết màu đỏ và khi ấn tay vào ngực nghe thấy tiếng lép bép. Đây là điểm đặc trưng cho người bị nhiễm độc khí ôxit cácbon (CO).

Dấu hiệu khí thủng dưới da cho thấy cơ thể họ đã bão hoà chất nitrogen, chứng tỏ họ chết trong điều kiện áp suất môi trường rất cao. Những người này chết trong khoảng thời gian 19-20 giờ ngày 13/8/2000, tức chưa đầy 2 ngày sau khi tàu lâm nạn. Nhóm thứ hai chết do bị bỏng hoá chất mạnh và nhiệt độ cao. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Lúc bấy giờ khí ôxy trong khoang số 9 đã gần cạn. Các thuỷ thủ quyết định thay thiết bị (đĩa) tạo ôxy và đổ thêm hoá chất vào máy tạo dưỡng khí. Đây là công việc cần phải 3 người thực hiện.

Trong quá trình thao tác, do quá mệt mỏi và thiếu ánh sáng, một thuỷ thủ đã đánh rơi các đĩa tạo ôxy xuống sàn; thùng đựng hoá chất cũng rơi và đổ hoá chất tràn lên các đĩa gây nên một vụ nổ nữa. Ba thuỷ thủ này chết ngay tại chỗ. Một người trong đó bị cháy hết cơ hoành có lẽ chính là thuỷ thủ đã đánh rơi các đĩa và nằm đè lên thùng đựng hoá chất).

Các thuỷ thủ khác không chết ngay do vụ nổ mà chết dần sau đó, vì vụ nổ đã tiêu thụ gần như toàn bộ số ôxy ít ỏi còn lại trong khoang. Mặt khác, vụ nổ còn tạo ra nhiều khí độc CO.

Sau này các nhà khoa học thu được một mẫu không khí từ một ổ không khí còn sót lại, kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ ôxy chỉ còn 7%, trong khi con người cần có tỉ lệ ôxy ít nhất 12% mới thở được. Nếu tỉ lệ ôxy thấp hơn, lại bị pha trộn khí CO thì chỉ cần hít hai lần đã có thể bị ngất xỉu.

Thời điểm người thuỷ thủ cuối cùng chết chính là lúc đội cứu nạn ghi nhận rằng ngay ở khoang số 9 cũng không còn sự sống.

Tàu Kursk, hạ thuỷ năm 1994 và đưa vào biên chế Hạm đội phương Bắc năm 1995, là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Nga. Tàu dài 154m, rộng 18,2m, lượng giãn nước 23.860 tấn, tốc độ lặn tối đa 28 hải lí/h, lặn sâu tối đa 500m.

Với 24 tên lửa Granit siêu âm, 24 tên lửa chống ngầm và nhiều ngư lôi đa dụng, Kursk là nỗi lo sợ đối với tàu sân bay, tàu ngầm và tàu nổi của đối phương trong bán kính 500km. Đặc biệt, tên lửa Granit dài 10m, nặng 7 tấn, tốc độ bay 2.800 km/h, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và có tính năng tàng hình cao, là đối tượng săn đuổi của tình báo quân sự phương Tây.

Thông thường, đội thuỷ thủ của tàu Kursk có 130 người, nhưng vào ngày ra khơi định mệnh ấy trên tàu chỉ có 118 người, trong đó có 52 sĩ quan.

Nguyên Phong

Mỹ điều B-52 tới Trung Đông đề phòng Iran tấn công

Mỹ điều B-52 tới Trung Đông đề phòng Iran tấn công

Giới quân sự Mỹ nhận định, Tehran có thể nắm được lợi thế ở Trung Đông trong bối cảnh chính quyền Washington sắp chuyển giao quyền lực.

Xem Nga thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hạt nhân

Xem Nga thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hạt nhân

Quân đội Nga hôm 9/12 đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập vũ khí hạt nhân chiến lược.