Từ thực tiễn này, ý tưởng chế tạo ra loại bom thông minh của tướng McPeak được các chuyên gia quân sự Mỹ nghiên cứu và vào năm 1998, hãng Boeing cho ra đời bom JDAM (Joint Direct Attack Munition-bom tấn công trực tiếp liên quân).

Bom JDAM

Phi công Mỹ thích sử dụng loại bom JDAM hơn dùng bom định vị bằng tia laser. Với bom định vị laser, phi công phải hạ thấp độ cao để xác định mục tiêu, rồi dùng laser dẫn đường đưa bom đến mục tiêu. Bay thấp rất nguy hiểm và tia laser có thể bị lệch, nên bom có thể không trúng đích như mong muốn.

{keywords}
Ảnh minh họa: Sina

Với bom JDAM, phi công chỉ cần nhấn nút và ung dung bay trở về, chắc chắn rằng nhiệm vụ đã hoàn thành bởi vì bom sẽ phối hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tìm diệt mục tiêu. "Bộ não" của bom là một thiết bị nhận tín hiệu GPS và thi hành theo lệnh. Với tín hiệu GPS, bom JDAM hoạt động rất hữu hiệu, ngay cả trong thời tiết xấu nên còn được gọi là "bom thông minh".

Bom JDAM được gắn đuôi định hướng nên biết chính xác đường bay đến mục đích do hệ thống định vị toàn cầu cung cấp. Các chuyên gia muốn thiết kế độ chính xác của các mục tiêu chỉ trong vòng 3m nên JDAM được gọi là "bom chính xác". JDAM không đòi hỏi phi công phải xác định mục tiêu, máy bay được phép thả bom từ độ cao an toàn tuyệt đối (11.000m) trong thời gian ngắn hơn.

Nhược điểm của JDAM là do dựa vào tín hiệu từ vệ tinh nên nếu đối phương sử dụng thiết bị phát tín hiệu làm nhiễu tín hiệu GPS, bom JDAM có thể bị đánh lừa. 

Bom áp nhiệt BLU-118B

Với các mục tiêu là hang động, núi non hiểm trở, hầm hố, để tránh tổn thất về nhân mạng, Mỹ dùng loại bom áp nhiệt BLU-118B. Sau khi được thả xuống mục tiêu, bom chui lọt qua cửa hầm và nổ tung, phóng ra hàng ngàn mảnh thép, phá tung những bờ thành, sàn hầm, hang động, tạo ra nhiệt lượng cao và sức ép luồn vào các địa đạo để tiêu diệt sự sống bên trong.

Điều đặc biệt là sau khi nổ một thời gian lâu, nhiệt độ cao và sức ép vẫn duy trì. Thông thường, sức công phá của các loại bom khác bị núi non, hầm hố, hang động cản trở, nhưng khi bom BLU-118B nổ, sức ép và nhiệt độ len lỏi qua các khe, xuyên sâu mà vẫn đủ sức để tiêu diệt sự sống.

Bom E

Đây là loại bom ứng dụng nguyên tắc của tia X, chủ yếu dùng để phá huỷ hay làm tê liệt các hệ thống điện, các đường ống khí đốt, các loại vũ khí sinh hoá trong các kho chứa, tấn công các cơ sở sản xuất vũ khí, phá sóng hệ thống vô tuyến...

Sau khi nổ, bom tạo nên sóng cao tần tràn đến các kho hầm theo các lỗ thông hơi hay các đường dây cáp để vô hiệu hoá các loại vũ khí tàng trữ hay đang sản xuất. Các loại vũ khí bị ảnh hưởng của bom không còn hiệu quả như lúc ban đầu.

Bom được trang bị trên máy bay chiến đấu, máy bay không người lái hay được phóng đi bằng tên lửa. Đây là sản phẩm của Anh, sản xuất trong một cơ sở nằm ở phía tây nam nước Anh, được Mỹ đặt mua để trang bị cho quân đội.

Mininuke B61-11

Đây là một loại bom hạt nhân cỡ nhỏ (đường kính 34cm, dài 3,59m, nặng 315kg), dùng để công phá các hầm hố, công sự phòng thủ, các căn cứ, kho tàng, nhà máy nằm sâu trong lòng đất... có sức công phá tương đương 400 tấn thuốc nổ TNT.

Tuy sức công phá chỉ bằng 1/3 quả bom thả xuống Hiroshima (Nhật Bản), nhưng nhờ có khả năng xuyên sâu đến 6m dưới lòng đất mới nổ và khi nổ, nên loại bom này vẫn vô cùng lợi hại.

Xem thêm tin quân sự mới nhất trên báo VietNamNet

Nguyên Phong

Máy bay chở khách của Nga ném bom, xả đạn vào nhiều mục tiêu

Máy bay chở khách của Nga ném bom, xả đạn vào nhiều mục tiêu

Không quân Nga gần đây đã sử dụng máy bay chở khách IL-76 ném bom và xả đạn xuống các mục tiêu nằm trên mặt đất.