Những đơn vị đầu tiên của SFRA chính là Đội đặc nhiệm đường không SAS. Ra đời năm 1941, SAS từng nổi tiếng với các chiến dịch ở Bắc Phi, Malaysia, Brunei, Oman, Yemen, quần đảo Maivinas, khu vực vùng Vịnh. SFRA có quân số khoảng 2.000 người.

{keywords}
Đặc nhiệm SAS giải cứu con tin. Ảnh: Reuters

Những nhiệm vụ cụ thể gồm: Trinh sát, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng ở hậu phương quân địch; Chiếm đoạt các tài liệu quan trọng, các mô hình và mẫu vũ khí trang bị; Dẫn đường cho không quân oanh tạc các mục tiêu; Càn quét quân du kích; Tiêu diệt các nhóm khủng bố và giải thoát con tin; Bảo vệ quan chức cao cấp chính phủ và các thành viên Hoàng gia Anh...

Cơ cấu tổ chức

Về mặt tổ chức, Tư lệnh SFRA trực thuộc Tham mưu trưởng lục quân và là thành viên Hội đồng An ninh - Tình báo quốc gia. SFRA có 3 trung đoàn gồm E21 tại London, E22 tại Hereford và E23 ở Birgmingham.

Cơ cấu của E22 gồm ban tham mưu; 4 đại đội đặc nhiệm (A, B, D và G); 1 đại đội thông tin; các đơn vị đảm bảo; trung tâm huấn luyện; đơn vị tình báo hành động; và đơn vị chống khủng bố.

Đại đội đặc nhiệm là đơn vị trinh sát-tác chiến chủ yếu của trung đoàn. Mỗi đại đội có 4 trung đội, gồm trung đội dù, trung đội xe lội nước, trung đội cơ động và trung đội sơn cước. Quân số mỗi trung đội là 16 người. Mỗi trung đội có 4 nhóm (4 người/nhóm); trung đội trưởng biên chế sĩ quan, sĩ quan này đồng thời là thành viên của một trong 4 nhóm.

Trung đội dù chuyên chiến đấu ở vùng rừng núi, cơ động chủ yếu bằng đường không. Trung đội lội nước chiến đấu gần bờ, đảm trách nhiệm vụ chống khủng bố trên các tuyến hàng hải; phương tiện hành quân và đổ bộ là tàu ngầm và tàu nổi. Trung đội cơ động chủ yếu tác chiến ở vùng đồng bằng, thảo nguyên, hành quân bằng phương tiện cơ giới. Trung đội sơn cước chiến đấu ở vùng núi, Bắc cực và Nam cực.

Mọi binh sĩ của SFRA đều phải trải qua những đợt huấn luyện cơ bản như nhau, bắt đầu phục vụ trong trung đội dù rồi lần lượt chuyển qua các trung đội khác. Do vậy, họ có thể tác chiến ở mọi địa hình và trong mọi điều kiện.

Trung tâm huấn luyện của E22 cũng là nơi tiến hành tuyển chọn, huấn luyện binh sĩ cho lực lượng SAS. Giáo viên chủ yếu là các sĩ quan từng phục vụ trong SAS ít nhất 5 năm. Huấn luyện viên cũng được mời từ các quân binh chủng khác để huấn luyện chuyên sâu các kĩ năng tác chiến liên quan đến các quân binh chủng đó.

Bộ phận tình báo hành động (OIU), trong nội bộ SFRA được gọi với tên “Cremly”, có nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo tin tức tình báo cho toàn lực lượng. Đó là tin tức về đặc điểm địa lí, lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng... của khu vực có thể xảy ra tác chiến; khả năng chiến đấu của đối phương, nhất là của các đơn vị chống tình báo hành động, các tổ chức và cá nhân khủng bố.

OIU cũng thu thập tin tức về kinh nghiệm chiến đấu của lực lượng chống khủng bố, lực lượng đặc nhiệm của các nước trên thế giới; hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của Uỷ ban quốc phòng và chính sách đối ngoại, các cơ quan tình báo, phản gián Anh và duy trì quan hệ với các tổ chức đặc nhiệm các nước NATO.

Bộ phận chống khủng bố (CRWU) làm nhiệm vụ chống khủng bố và giải thoát con tin. Bộ phận chống khủng bố có 68 binh sĩ, chia làm 4 trung đội; mỗi trung đội có 16 người, chia làm 4 tổ. Trong số 4 trung đội thường xuyên có một trung đội trực chiến 24/24 giờ.

Bộ phận nghiên cứu – tác chiến có nhiệm vụ kiểm tra, thử nghiệm để tham mưu cho việc chế tạo các loại vũ khí trang bị mới; đề xuất, đánh giá các thủ đoạn tác chiến mới cho lực lượng; nghiên cứu phương thức hoạt động của lực lượng đặc biệt các nước khác...

Trang bị

Các đơn vị thuộc SFRA thường được trang bị các loại súng máy, súng trường, súng ngắn và súng ngắn liên thanh, lựu đạn bộ binh, lựu đạn chống tăng... Một số đơn vị được trang bị cả tên lửa chống tăng có điều khiển, tên lửa phòng không và súng cối hạng nhẹ. Yêu cầu chung đề ra cho vũ khí trang bị dành cho SFRA là phải gọn nhẹ, có độ tin cậy cao và hỏa lực tương đối mạnh nhằm đảm bảo ưu thế trong những cuộc giao chiến ngắn.

Những vũ khí trang bị được SFRA đánh giá cao và ưa sử dụng là: súng trường tự động M-16A2 có gắn súng phóng lựu M203 loại 40mm; súng ngắn liên thanh MP-5 và MAC-10; súng ngắn Brauning High Power; các loại súng máy 12,7mm Brauning, 7,62mm GPMG/FN, và 5,56mm Minimi; súng phóng lựu 66mm M-72 và 94mm LAW80; tên lửa chống tăng Milan; tên lửa phòng không Stinger; cối 51mm và 81mm; và súng bắn tỉa các loại.

Nguyên Phong

Uy lực súng phóng lựu ổ xoay nguy hiểm nhất thế giới

Uy lực súng phóng lựu ổ xoay nguy hiểm nhất thế giới

Với tốc độ bắn nhanh cùng uy lực đạn mạnh, súng phóng lựu ổ xoay Milkor MGL được coi là một trong những vũ khí cầm tay nguy hiểm nhất thế giới.

Xem Israel thử tên lửa phòng không phóng từ biển

Xem Israel thử tên lửa phòng không phóng từ biển

Sputnik đưa tin, giới quân sự Israel vừa qua đã thử thành công hệ thống tên lửa phòng không mới được phóng từ tàu biển.