Hãng Sputnik đưa tin, Phó tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Devraj Anbu đã cho phép quân đội nước này đặt mua vũ khí và trang thiết bị trị giá 71,8 triệu USD (khoảng 1.816 tỷ đồng) mà không cần tới sự cho phép của Bộ Quốc phòng. Trong số các vũ khí được mua có tên lửa chống tăng Spike.

{keywords}
Tên lửa chống tăng Spike. Ảnh: Wikipedia

Spike là tổ hợp tên lửa chống tăng do Công ty Rafael của Israel nghiên cứu phát triển từ những năm cuối thập niên 1980, nhằm mục đích thay thế cho dàn vũ khí chống tăng của nước này khi đó đã quá lỗi thời so với những chiếc xe tăng ngày càng được nâng cấp công nghệ cao hơn.

{keywords}
Cấu tạo tên lửa Spike. Ảnh: Wikipedia

Spike được thiết kế với ba bộ phận chính. Phần đầu tên lửa được lắp thiết bị cảm biến dẫn đường bay tới mục tiêu. Phần thân trang bị 2 đầu đạn nổ diệt loại xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Đầu đạn thứ nhất làm nổ tung mảnh giáp ERA, sau đó đầu đạn thứ hai bắn vào chỗ không còn giáp. Sau cùng là động cơ của tên lửa.

Tên lửa Spike có rất nhiều phiên bản khác nhau để bộ binh có thể mang vác một cách dễ dàng hoặc lắp lên xe chiến đấu và trực thăng vũ trang.

{keywords}
Bảng: Các phiên bản tên lửa Spike

Tên lửa Spike hiện đang được hơn 30 nước trên thế giới mua và đưa vào trang bị trong quân đội. Tổ hợp tên lửa Spike đã được quân đội Israel sử dụng trong cuộc chiến tranh Nam Lebanon lần hai năm 2006 và trong chiến dịch chống khủng bố “Lita Svinhes” tại Dải Gaza. Riêng trong cuộc chiến Nam Lebanon lần hai, Israel đã bắn gần 500 quả tên lửa Spike.

Đức, một cường quốc về công nghệ quốc phòng ở châu Âu, cũng đã nhập dây chuyền sản xuất tổ hợp Spike với tên gọi EURO SPIKE để cung cấp cho các nước châu Âu. Tên lửa sản xuất tại nhà máy của hãng Diehl BGT Defence, còn mô-đun điều khiển và kính ngắm sản xuất tại công ty Rheinmetall Defence Electronics. Điều này đã chứng minh khả năng chiến đấu của tên lửa chống tăng Spike vô cùng hiệu quả.

Tên lửa Spike khai hỏa khi diễn tập. Nguồn: Youtube.

Tuấn Trần