Lục quân

Lục quân Mỹ sở hữu số lượng lớn các trạm trinh sát Sigint đặt trên mặt đất, để chặn bắt từ xa các tín hiệu tên lửa và tín hiệu đặc biệt khác trong không gian. Các trạm trinh sát radar dùng để phát hiện các đài radar đối phương đặt trên đất liền và trên đảo.

Trong đó, trạm radar cảnh giới AN/MPQ-64 được chế tạo trên cơ sở trạm radar AN/TPQ-36, là radar xung ba tọa độ, đa chức năng cảnh giới xung quanh và dùng để phát hiện, bám sát, đo tọa độ các mục tiêu trên không và đưa ra chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện đánh chặn; làm việc trong dải tần cm (8-10 GHz). Hệ thống ăng-ten của radar mạng pha tấm phẳng.

{keywords}
Radar AN/MPQ-64. Ảnh: Raytheonmissilesanddefense

Việc cảnh giới bầu trời có thể ở cự ly 75km, theo phương vị -360o, nhờ cơ cấu xoay ăng-ten xung quanh với tốc độ 30 vòng/ phút, còn theo góc tà là nhờ quét điện tử búp sóng định hướng ăng-ten trong dải tần từ -10o đến + 55o.

Không quân

MC-12W Liberty là máy bay tác chiến điện tử được trang bị hệ thống MX-15I chỉ định mục tiêu bằng hồng ngoại. Thiết bị này cho phép máy bay báo hiệu một vật thể, hoặc hiển thị trên kính của người lính dưới mặt đất.

Máy bay có khả năng bay ở tầm thấp (10.500m), tốc độ 556 km/giờ, bán kính hoạt động khoảng 5.000km. Đây là loại máy bay có khả năng trinh sát điện tử, thu thập dữ liệu, thông tin tình báo tín hiệu và hình ảnh động theo thời gian thực bảo đảm cho các hoạt động giám sát biển và trinh sát đường không của không quân Mỹ.

D-21 Tagboard là máy bay do thám không người lái bảo đảm các nhiệm vụ trinh sát, tác chiến điện tử. Máy bay dài 13m, sải cánh 5,8m, cao 2,15m; trọng lượng rỗng 4.990kg, trọng lượng cất cánh tối đa 6.027kg; vận tốc 4.300 km/giờ, tầm hoạt động 5.550km, độ cao hoạt động 29.000m; được trang bị hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, các thiết bị trinh sát điện tử - quang học - hồng ngoại, có thể phát hiện các mục tiêu dưới mặt đất ở độ cao khoảng 29.000m.

Không quân Mỹ cũng đã thử nghiệm hệ thống “mắt thần” (DAS) dùng trang bị cho máy bay chiến đấu F-35. DAS là một hệ thống quang hồng ngoại, do tập đoàn Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo, có khả năng phát hiện máy bay và tên lửa từ mọi hướng, kết hợp với radar AN/AAQ-37 và hệ thống quan sát trên mũ phi công xác định điểm xuất phát của tên lửa và đạn pháo nhằm thông báo kịp thời cho phi công chuyển hướng tránh nguy hiểm cho máy bay.

Tên lửa AGM-86B ALCM được điều khiển quán tính với hệ thống định vị toàn cầu, chủ yếu trang bị cho máy bay ném bom chiến lược B-1B; phóng cách xa mục tiêu hàng trăm km, sau khi phóng, tên lửa rơi vào vùng kiểm soát của các vệ tinh thuộc hệ thống định vị toàn cầu, từ đó tên lửa nhận được các tín hiệu điều khiển từ vệ tinh, điều chỉnh hướng bay để tiếp cận và phá hủy các mục tiêu của đối phương.

Hải quân

Hệ thống tác chiến điện tử trên tàu “Hệ thống kiểm soát chiến đấu tự động”. Đây là tổ hợp đa chức năng và hiệu quả, có thể đánh giá nhanh tình trạng của sóng điện từ trên chiến trường, gây nhiễu sóng trinh sát của đối phương, cũng như các hệ thống kiểm soát vũ khí và phá hủy các dụng cụ kích nổ điều khiển từ xa.

Các tổ hợp này có thể phát ra xung điện từ, làm “đóng băng” các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động tới hệ thống điều khiển vũ khí hay các thiết bị điện tử không quân thế hệ mới.

Khi nâng cấp, hệ thống tác chiến điện tử này chủ yếu tập trung nâng cao khả năng bảo vệ cho hệ thống radar và tác chiến điện tử, tích hợp với hệ thống quản lý chỉ huy tác chiến thế hệ mới của hải quân; tiếp tục hoàn tất lắp đặt thiết bị gây nhiễu GPS cho các tàu chiến. Thiết bị có thể làm các máy thu GPS hoạt động sai chức năng, sai lệch tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp...

Trạm radar cảnh báo sớm đặt trên biển (radar băng X): Đây là loại radar phát hiện theo dõi các tên lửa đối phương, lắp trên một giàn bán ngầm có thể bám, phân biệt và xác định các tên lửa đạn đạo đang bay tới. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai khoảng 10 trạm radar báo động sớm để đánh chặn tên lửa đạn đạo của các đối thủ tiềm tàng.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, dựa trên phiên bản máy bay tiến công chiến thuật F/A-18F, có thể hoạt động đồng thời trên tàu sân bay và các sân bay trên đất liền, đảm bảo tốt khi cơ động gây nhiễu hộ tống cùng tốp máy bay tiến công, đặc biệt có khả năng không chiến với máy bay tiêm kích của đối phương.

Máy bay được lắp đặt các thiết bị gây nhiễu đa năng có thể đảm nhận các yêu cầu gây nhiễu điện tử tầm xa ngoài tầm hoả lực phòng không (công suất gây nhiễu gấp 6 lần máy bay EA-6B) nhằm đối phó với hệ thống phòng không tiên tiến kiểu S-300, S-400 của Nga...

Máy bay E-2D Advance Hawkeye chủ yếu được sử dụng để giám sát biển và cảnh báo sớm cho các hạm tàu. E-2D Advance Hawkeye được trang bị radar AN/APY-9 AESA, sử dụng vòm xoay cho phép đồng thời xoay quét 360o bằng cơ học và đeo bám mục tiêu trong một hướng nhất định nhờ sự linh hoạt của chùm sóng điện từ. Hệ thống cảm biến hỗ trợ điện tử AN/ALQ-217, ưu tiên hàng đầu là phát hiện tên lửa hành trình.

Máy bay EA-6B sử dụng hệ thống ALQ-99 để hỗ trợ cho việc gây nhiễu hệ thống radar đối phương, và hệ thống USQ-113 để gây nhiễu mạng lưới liên lạc viễn thông.

Họ máy bay tác chiến điện tử EC-130 được cải tiến thành máy bay EC-130J, EC-130E, EC-130H, trong đó máy bay EC-130H dùng để gây nhiễu hệ thống viễn thông và sử dụng vào việc chống xâm nhập hệ thống máy tính của các máy bay cảnh giới.

Nguyên Phong

Bí mật về 'cánh tay nối dài' của CIA trong quân đội Mỹ

Bí mật về 'cánh tay nối dài' của CIA trong quân đội Mỹ

Cơ quan Mật vụ Bộ Quốc phòng (DCS) được coi là “cánh tay nối dài” của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Xem nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập tác chiến trên Biển Đông

Xem nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập tác chiến trên Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan thời gian gần đây đã tiến vào Biển Đông để thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải.