Phát biểu trong một cuộc điều trần trước Quốc hội hôm 20/4, Đô đốc hải quân Charles Richard, người đừng đấu Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, nói rằng nếu không tiến hành đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở hạ tầng và phòng thủ hạt nhân, Mỹ sẽ có "nguy cơ mất uy tín" đối với các nước cạnh tranh trong cuộc đua vũ khí hạt nhân.

"Nga đang tích cực tham gia vào việc phát triển và hiện đại hóa năng lực hạt nhân sẵn có, và hiện đã hoàn thành gần 80% trong khi chúng ta vẫn đang ở mức 0", ông Richard cho hay. “Sẽ dễ dàng hơn để mô tả những gì họ chưa hiện đại hóa, là không có gì cả, hơn là những gì họ đang hiện đại hóa, là hầu hết mọi thứ”. 

Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ cũng cảnh báo Trung Quốc đang hiện đại hóa tiềm lực hạt nhân của mình một cách nhanh chóng, đến mức ông "hiện không thể trải qua một tuần mà không phát hiện ra điều gì đó chúng ta còn chưa biết về Trung Quốc". Dù quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với  Mỹ và Nga, song theo đô đốc Charles Richard, nước này đang trải qua một "sự mở rộng chưa từng có". 

{keywords}
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars của Nga trong cuộc duyệt binh ở Moscow vào tháng 6/2020. Ảnh: Daily Sabah

Trước đó 1 tuần, ông Richard từng tiết lộ dựa trên các thông tin tình báo, Trung Quốc đang xây dựng nhiều lò phản ứng hạt nhân hơn trước kia, trong khi Nga cũng đang vận hành các loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới. Vị đô đốc cảnh báo nếu không tái đầu tư vào các cơ sở hiện có, Mỹ sẽ bị tụt hậu đến mức "không một khoản tiền nào có thể giải quyết thỏa đáng những rủi ro mà chúng ta sẽ phải đối mặt". 

Theo trang tin CNN, Chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện đang tiến hành đánh giá lại tiềm lực hạt nhân của Mỹ, trong đó có việc kiểm tra tổng số tiền đầu tư vào chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân. Mục đích của việc này, theo phát biểu của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren trong phiên điều trần, là để "giảm mục tiêu của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quốc phòng của Mỹ". Theo báo cáo tháng 10/2017 từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, các hoạt động, nâng cấp tạm thời và hiện đại hóa hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân của nước này có thể tiêu tốn tới 1,2 nghìn tỷ USD.

Hiện tại, Nga và Mỹ đang sở hữu khoảng 1.550 đầu đạn hạt nhân trên các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng được trang bị vũ khí hạt nhân, do những giới hạn từ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) mà hai nước mới ký kết. Trong khi theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Trung Quốc ước tính đang sở hữu khoảng 320 đầu đạn hạt nhân.

Việt Anh

Mỹ tố Nga gây hấn, Moscow tuyên bố không đe dọa bất kỳ ai

Mỹ tố Nga gây hấn, Moscow tuyên bố không đe dọa bất kỳ ai

Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Moscow "gây hấn" khi Nga triển khai diễn tập quân sự ở biên giới Nga-Ukraina.

Điểm danh những “đại gia” công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

Điểm danh những “đại gia” công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

Nhờ áp dụng những tiến bộ công nghệ, đến nay, ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Hàn Quốc đã đủ khả năng sản xuất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại.