Bắt đầu với hàng loạt sự kiện còn dang dở từ năm 2014, năm 2015 được cho là sẽ trải nghiệm những thử thách còn khắc nghiệt hơn trước và nhiều biến động liên tiếp.

TIN BÀI KHÁC:


Trang Business Insider nêu ra một số sự kiện địa chính trị dự kiến xảy ra trong năm 2015:

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) mất quyền kiểm soát Mosul: Mỹ sẽ tiếp tục tăng số lượng "cố vấn" tới Baghdad và nâng cấp "hợp tác" với Iran để chuẩn bị cho đòn giáng bất ngờ vào thành phố của Iraq vào giữa năm 2015. Cuộc tấn công kết hợp giữa Mỹ - Iraq - Kurd - Iran sẽ đánh bật được IS ra khỏi Mosul, nhưng không tiêu diệt được hoàn toàn tổ chức khủng bố này.

{keywords}

Một chiến binh thuộc lực lượng Peshmerga của người Kurd đứng cạnh một bức tường đã sơn lại từ nền cờ đen của IS ở thị trấn Zumar của Iraq ngày 26/10/2014. (Ảnh: Reuters)

Bầu cử Israel kết thúc trong hỗn loạn: Đảng Lao động sẽ giành được đa số ghế ở Quốc hội Israel nhưng sẽ không đủ để thành lập một chính phủ, do các đảng chủ trương ôn hòa và chính thống từ chối hợp tác với nhau trong một liên minh.

Căng thẳng bùng phát giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về các mỏ khí tranh chấp ở biển Aegean. Vào cuối năm, vùng biển ngoài khơi phía bắc quốc đảo Síp sẽ được quân sự hóa hoàn toàn, với một cuộc tranh chấp có thể nổ ra giữa hai nước vốn là đồng minh trong NATO.

Leo thang căng thẳng sẽ hủy hoại bất kỳ cuộc bàn thảo nào về việc xây dựng các cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Síp hoặc các đường ống dẫn khí ở phía đông bắc Địa Trung Hải. Điều này rốt cuộc sẽ khiến một số nước không thích cấm vận ngành năng lượng của Nga, gián tiếp làm cho Tổng thống Putin hưởng lợi.

Không có thỏa thuận giữa Mỹ và Iran: Ayatollah Khamenei sẽ không tiến tới một thỏa thuận, trong khi nhóm P5 + 1 (sẽ từ bỏ một số yêu sách đòi nêu rõ vai trò của Lực lượng Cận vệ Cách mạng Iran trong chương trình hạt nhân của nước này) sẽ không thể nhượng bộ trước đòi hỏi của Iran về một điều khoản kéo dài 10 năm, cùng quyết tâm đòi giữ quyền tinh chế Plutonium.

Sáng kiến chính sách đối ngoại lớn nhất trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama về cơ bản sẽ kết thúc mà không đạt kết quả, buộc ông phải dành thêm thời gian tập trung vào những mục đích ngắn hạn hơn như nối lại quan hệ với Cuba.

Afghanistan tốt đẹp hơn: Những lợi ích chính trị và xã hội từ việc chuyển giao quyền lực êm thấm cho tân Tổng thống Ashraf Ghani năm 2015, sẽ ngăn nước này khỏi tình trạng trượt ngược như một số người lo ngại khi NATO kết thúc các hoạt động chiến đấu tại quốc gia Nam Á.

Các nước tái can thiệp Libya: Đà tiến của IS, sự hiện diện của hai chính phủ kình địch, một số tổ chức Hồi giáo, một vị tướng đào ngũ và sự phổ biến vũ khí từ nước này tới các điểm nóng khủng bố trên toàn thế giới sẽ khiến cho quân đội nước ngoài một lần nữa quay trở lại Libya.

Ai Cập và UAE đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu Hồi giáo ở Libya. Khi tình hình chính trị tiếp tục xấu đi và hỗn loạn ở Libya đe dọa sự bình ổn của các nước trong khu vực như Tunisia, Ai Cập, Algeria và Niger thì các cường quốc bên ngoài tin rằng họ cần phải hành động.

Thanh Hảo