Theo báo RT, bãi rác Ghazipur ở ngoại ô thủ đô New Delhi, Ấn Độ hiện có diện tích gần bằng kích cỡ của 40 sân bóng và cao hơn 65 mét. Ước tính mỗi năm, núi rác khổng lồ này lại cao thêm gần 10 mét.

{keywords}
Ảnh: Times of India

Với đà này tới năm 2020, "Đỉnh Everest rác" dự kiến sẽ cao hơn cả Đền Taj Mahal, một biểu tượng của Ấn Độ. Năm ngoái, Tòa án tối cao Ấn Độ khuyến nghị các cơ quan chức trách cần sớm cho lắp đặt các đèn màu đỏ trên núi rác để cảnh báo những máy bay di chuyển ngang qua.

{keywords}
Ảnh: Times of India

Bãi rác Ghazipur bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1984. Theo kế hoạch ban đầu, cơ sở này sẽ đóng cửa khi đạt tới công suất tối đa vào năm 2002.

{keywords}
Ảnh: Hindustan Times

Tuy nhiên, hàng trăm xe tải vẫn ùn ùn kéo đến, bỏ lại đây gần 2.000 tấn rác mỗi ngày.

{keywords}
Ảnh: NDTV

Các đám cháy khí mêtan cực độc thường xuyên xảy ra trong khu vực Ghazipur. Một loại chất lỏng màu đen độc hại rỉ ra từ núi rác cũng chảy xuống một kênh đào ở địa phương.

{keywords}
Ảnh: NDTV
{keywords}
Ảnh: NDTV

Các nhóm bảo vệ môi trường đã kêu gọi đóng cửa bãi rác Ghazipur với lí do cơ sở này đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của những cư dân sinh sống trong phạm vi cách đó 5km. Nhiều người dân địa phương than phiền việc mắc phải nhiều chứng bệnh hô hấp cũng như các vấn đề về dạ dày do hít phải khí độc hại.

{keywords}
Ảnh: Times of India

Dù Ấn Độ thực tế có lượng tiêu thụ nhựa tính trung bình trên đầu người là 11 kg/năm, mức tương đối thấp so với ở các nước phương Tây (lượng tiêu thụ gấp khoảng 10 lần), nhưng quá trình tái chế và xử lý rác thải vẫn là vấn đề lớn nhất đối với họ.

Để giải quyết thách thức này, New Delhi đã cấm nhập khẩu chất thải nhựa hồi đầu năm nay và cam kết sẽ loại bỏ hoàn toàn nhựa sử dụng một lần vào năm 2022.

Tuấn Anh