Bạn sẽ khó mà từ chối một người ăn xin với câu "xin lỗi, không có tiền lẻ" vì hiện họ đều ăn xin theo kiểu hiện đại, khó mà từ chối.

Theo Asia One, người ăn xin ở Trung Quốc đã bắt kịp rất nhanh với trào lưu không tiền mặt và họ sẵn sàng chấp nhận các khoản bố thí qua đường điện tử, qua điện thoại di động hay máy quẹt thẻ.

Gần đây người ta phát hiện nhiều người ăn xin đeo trên cổ tấm bảng in mã QR. Cũng có nhiều trường hợp khác sử dụng một chiếc cốc nhỏ có in mã QR.

Theo Thời báo kinh doanh quốc tế dẫn tin từ hãng tiếp thị số China Channel của Trung Quốc, những người ăn xin kiểu trên ở Bắc Kinh thực chất được các doanh nghiệp địa phương trả tiền để quảng bá mã QR và lôi kéo khách qua đường scan nó.

Tiếp đó, thông tin được quét sẽ giúp thu thập thông tin cá nhân của họ, rồi được đem bán. Vì thế, nếu lần tới bạn gặp một người ăn xin có cầm mã QR và không nghĩ ra lý do từ chối thì có thể dùng cụm từ sau: "xin lỗi, máy điện thoại của tôi hết pin".

  • Hoài Linh
Lượng 'Tây ba-lô' ăn xin ở châu Á tăng vọt

Lượng 'Tây ba-lô' ăn xin ở châu Á tăng vọt

Việc ngày càng có nhiều "Tây ba-lô" ăn xin ở các nước châu Á để trang trải chi phí du lịch đã khiến nhiều người dân địa phương bất bình.

Bóc mẽ trò giả người tàn tật để ăn xin

Bóc mẽ trò giả người tàn tật để ăn xin

Người đàn ông giả vờ tàn tật để ăn xin trên đường phố ở Trung Quốc, nhưng chiêu trò này đã bị một người qua đường lật tẩy.

Bùng phát nạn cho thuê trẻ em đứng đường, ăn xin

Bùng phát nạn cho thuê trẻ em đứng đường, ăn xin

Để lách luật đi chung xe tại Indonesia, nhiều người đã thuê trẻ em với giá rẻ, và đánh thuốc mê, nhằm trục lợi.