Theo BBC, Saidaiji Eyo là một lễ hội truyền thống lâu đời, đã có từ hơn 500 năm trước ở Nhật. Đây là một trong các lễ hội kỳ lạ nhất của đất nước mặt trời mọc, được tổ chức tại chùa Kinryozan Saidaiji thuộc thành phố miền tây Okayama vào ngày thứ Bảy thứ 3 của tháng 2 hàng năm.

Năm nay, các nhà tổ chức thống kê, lễ hội Saidaiji Eyo lần thứ 510 thu hút tới gần 10.000 nam giới tham gia.

{keywords}
Ảnh: BBC

Dù được biết đến với tên gọi dân dã là lễ hội "khỏa thân", nhưng những người đàn ông tham gia vẫn được đóng khố dù phải cởi trần.

Sau khi trút bỏ toàn bộ áo quần giữa tiết trời lạnh giá, các nam giới sẽ đóng khố màu trắng (fundoshi) và đi thêm một đôi tất trắng đặc biệt giống như giầy (tabi). Họ được mô tả là trông như các võ sỹ sumo thuở mới vào nghề, vẫn còn gầy nhưng rất háo hức xung trận.

{keywords}
Ảnh: BBC

Trước khi các nghi lễ chính thức bắt đầu, hàng ngàn nam giới đóng khố sẽ phải ngâm mình xuống làn nước buốt lạnh của sông Yoshii để tẩy trần.

{keywords}
Ảnh: BBC

Đúng 22h giờ tối, hầu hết đèn đóm đều bị tắt. Mọi nam giới tham gia lễ hội sẽ đứng tập trung trước một ô cửa sổ cao tới 4 mét của chùa Kinryozan Saidaiji để đợi vị sư trụ trì ném vào giữa đám đông hai cây gậy "thiêng" dài 20cm, có tên gọi là shingi.

{keywords}
Ảnh: ohmatsuri.com

Cả đám đông khổng lồ sau đó nháo nhào chen lấn, xô đẩy, tranh cướp suốt 2 tiếng đồng hồ hòng tìm được shingi. Hai người rời khỏi đám đông với chiếc gậy thiêng trong tay sẽ được coi là chiến thắng và nhận được may mắn suốt 12 tháng sau đó.

{keywords}
Ảnh: BBC

Hàng ngàn khán giả, chủ yếu là người thân, bạn bè và các du khách mang theo đèn lồng, đứng quây xung quanh đại sảnh, vừa chăm chú theo dõi mọi hoạt động diễn ra, vừa hò reo cổ vũ.

Ngoài gậy may mắn, Saidaiji Eyo còn được tin giúp mang lại các vụ mùa bội thu cho phần còn lại trong năm. Lễ hội cũng thường diễn ra trùng vào thời điểm Tết nguyên đán (tết âm lịch) ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, ...

Tuấn Anh