Các nhà lãnh đạo thế giới và các chuyên gia đã bày tỏ hy vọng lạc quan về kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra trong sáng nay cũng như dự báo về những khó khăn mà Washington và Bình Nhưỡng sẽ phải trải qua để đạt được những thành tựu như mong đợi.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 72 Miroslav Lajcak nhận định, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể mở đầu cho tiến trình giải trừ hạt nhân trên toàn cầu.

"Tôi hoan nghênh những nỗ lực để đạt được hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và tôi khuyến khích cả hai nhà lãnh đạo tận dụng cơ hội này để tiến tới phi hạt nhân hóa tại đó", ông Miroslav nói với hãng thông tấn TASS.

{keywords}
Ông Kim và ông Trump trò chuyện riêng trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu. (Ảnh: CNN)

Là một người luôn ủng hộ chính sách hòa bình với Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cho biết ông đã có một đêm mất ngủ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Tôi cũng đã thức thâu đêm. Tôi, cùng với tất cả mọi người, đều hy vọng rằng đó sẽ là một hội nghị thượng đỉnh thành công và mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của phi hạt nhân hóa hoàn toàn, hòa bình và một mối quan hệ mới giữa Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc". Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh chỉ là khởi đầu của "tiến trình lâu dài" trong việc tái thiết hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, ông Moon báo trước.

Cùng chung quan điểm với nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Tokyo hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim sẽ đạt được một bước tiến lớn, mang lại nền hòa bình và ổn định cho khu vực Đông Bắc Á. 

Trước khi hội nghị bắt đầu, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã không trả lời khi được hỏi liệu ông có từ bỏ vũ khí hạt nhân của nước này hay không. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn tỏ ra khá lạc quan và cho biết sẽ làm việc với nhà lãnh đạo Triều Tiên để giải quyết bất đồng quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Nhận xét về ông Kim,nhà báo Rupert Wingfield-Hayes của CNN nói, "những gì chúng ta thấy về Kim Jong Un hôm nay là một phong cách rất khác, rất khác so với các lãnh đạo Triều Tiên trước đây".

Trong khi đó, Jean H. Lee, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm nghiên cứu Wilson cũng cho rằng khoảnh khắc bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo có thể được người dân Triều Tiên coi là khoảnh khắc "đầy sức mạnh". "Triều Tiên sẽ rất vui mừng bởi khoảnh khắc Mỹ công nhận và đối xử với Triều Tiên ngang hàng", chuyên gia Lee bình luận.

Sầm Hoa

Ông Trump đáp trả 'những người ghen tức' thượng đỉnh Mỹ-Triều

Ông Trump đáp trả 'những người ghen tức' thượng đỉnh Mỹ-Triều

Trước khi gặp Chủ tịch Kim Jong Un, Tổng thống Trump đã lên Twitter đáp trả "những người thù ghen và thất bại" đối với hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Hai ông Trump-Kim sắp có lễ ký kết quan trọng

Hai ông Trump-Kim sắp có lễ ký kết quan trọng

Tổng thống Mỹ thông báo, ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên chuẩn bị tham gia một lễ ký kết sau tiệc trưa.

Tổng thống Hàn Quốc mất ngủ vì thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tổng thống Hàn Quốc mất ngủ vì thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cho biết ông đã có một đêm mất ngủ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

An ninh thắt chặt tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

An ninh thắt chặt tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

An ninh tại Singapore đã được thắt chặt để đảm bảo an toàn cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Phép thử quá khó của ông Trump

Phép thử quá khó của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với phép thử khó chưa từng thấy về chính sách đối ngoại.