{keywords}
Tòa nhà Thượng viện Mỹ. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, nghị quyết được thông qua với 52 phiếu ủng hộ so với 48 phiếu phản đối. Hai thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ là Joe Manchin và Jon Tester đứng về phía 50 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết.

Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện hầu như chỉ mang tính tượng trưng. Dường như các lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện sẽ không thông qua nghị quyết này và Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Joe Biden sẽ bác bỏ nếu nó được chuyển tới bàn làm việc của ông.

Thượng nghị sĩ Mike Braun nói: “Tiêm phòng nên là quyết định giữa một cá nhân và bác sĩ của người đó. Nó không nên phụ thuộc vào bất cứ chính trị gia nào, đặc biệt lại là một yêu cầu bắt buộc từ người có thẩm quyền cao nhất – Tổng thống”.

Các nghị sĩ Cộng hòa cho biết, họ bị ngập trong các cuộc điện thoại do những doanh nghiệp có tới 500 lao động gọi tới. Các doanh nghiệp này lo ngại về việc phải sa thải người lao động phản đối tiêm phòng và xét nghiệm Covid-19.

Hồi tháng 9, Tổng thống Joe Biden đã công bố yêu cầu bắt buộc tiêm phòng hoặc làm xét nghiệm Covid-19 nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ. Theo dữ liệu của liên bang, ước tính 76% người Mỹ từ 5 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin. Tới ngày 7/12, mỗi ngày Mỹ sử dụng trung bình 1,8 triệu liều vắc xin.

Các tòa án liên bang đã ngăn chặn thực thi việc bắt buộc tiêm vắc xin, một số thẩm phán tuyên bố, Tổng thống đã vượt quá thẩm quyền khi đưa ra quyết định như vậy. Hãng tin NBC News dẫn lời Thượng nghị sĩ James Lankford nói: “Tổng thống Mỹ không thể can thiệp vào từng công ty và lựa chọn người ông ấy muốn thuê hay sa thải”.

Gia Hân

New York áp lệnh tiêm chủng ‘chưa có tiền lệ’, Philippines dần mở cửa trường học

New York áp lệnh tiêm chủng ‘chưa có tiền lệ’, Philippines dần mở cửa trường học

Thị trưởng New York (Mỹ) Bill de Blasio hôm 6/12 đã chính thức công bố lệnh tiêm vắc xin Covid-19 bắt buộc đối với toàn bộ người làm việc trong lĩnh vực tư nhân ở thành phố.