“Chúng ta có các công cụ để kiểm soát dịch bệnh này trong vài tháng tới, nếu chúng ta áp dụng chúng một cách nhất quán và công bằng”, ông Tedros nhận định.

Dù vậy, người đứng đầu WHO cũng bày tỏ lo ngại về "tốc độ báo động" mà Covid-19 đang lan rộng ở những người trong độ tuổi từ 25 đến 59 trên thế giới, một phần do các biến thể mới dễ lây lan hơn của virus corona.

"Phải mất 9 tháng để có 1 triệu người tử vong bởi Covid-19, song chỉ cần mất 4 tháng để con số này lên đến 2 triệu và 3 tháng để lên tới 3 triệu", ông Tedros cảnh báo.

Toàn bộ người Mỹ trưởng thành đã đủ điều kiện tiêm vắc-xin

Theo báo New York Times, những người từ 16 tuổi trở lên ở mọi tiểu bang ở Mỹ, thủ đô Washington D.C. và Puerto Rico đều đã có đủ điều kiện để tiêm vắc-xin Covid-19 kể từ hôm 19/4. Thời điểm này trùng khớp với thời hạn do chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt ra đối với các tiểu bang để tạo điều kiện tiêm chủng cho toàn bộ người trưởng thành.

{keywords}
Toàn bộ người Mỹ trưởng thành đã đủ điều kiện tiêm vắc-xin Covid-19. Ảnh: AP

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính hơn 131 triệu người, tức khoảng một nửa tổng số người trưởng thành ở nước này, đã nhận được ít nhất một liều vắc-xin Covid-19. Trung bình 3,2 triệu liều vắc-xin mới được tiêm chủng mỗi ngày ở Mỹ vào tháng này, tăng so với mức trung bình khoảng 1,7 triệu liều vào tháng trước.

Tiến sĩ Nandita Mani, Phó Giám đốc phụ trách vấn đề phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Washington (Mỹ), nói với New York Times: “Thật sự đây là một điều mang tính lịch sử khi chúng ta đã đạt đến cột mốc này”.

Tổng thống Joe Biden ban đầu đặt mục tiêu ngày 1/5 tới là ngày tất cả các tiểu bang trên toàn nước Mỹ cung cấp đủ vắc-xin Covid-19 cho toàn bộ người trưởng thành, nhưng đã dời lịch trình thêm vài ngày nữa để các nỗ lực triển khai vắc-xin tiếp tục được tiến hành.

"Ngay cả khi đang đạt tốc độ kỷ lục, chúng ta thậm chí còn chưa đi được nửa chặng đường tiêm chủng cho hơn 300 triệu người dân Mỹ", Tổng thống Biden cho biết hồi đầu tháng. "Điều này sẽ mất thêm thời gian".

Trong khi đó, giới chức Nhà Trắng và CDC vẫn tiếp tục kêu gọi tất cả người dân Mỹ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm Covid-19 như đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội và tránh tụ tập đông người cho đến khi cả nước đạt được "miễn dịch cộng đồng".

Trang thống kê Worldometers cho biết, dù vẫn đang dẫn đầu thế giới về số người nhiễm Covid-19 (32.467.302 ca), song số ca nhiễm mới tại Mỹ tuần vừa qua đã giảm 3% so với tuần trước đó.

Philippines cấp phép cho vắc-xin của Ấn Độ và Johnson & Johnson

Tối 19/4, ông Carlito Galvez, quan chức vắc-xin Covid-19 hàng đầu Philippines, cho biết Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của nước này đã chấp thuận đơn đăng ký của vắc-xin Johnson & Johnson (J&J). Ông Galvez dự tính sẽ nhập 10 triệu liều vắc-xin J&J.

Philippines đang tăng cường tốc độ tiêm chủng vắc-xin cho người trưởng thành, trong bối cảnh sự gia tăng số ca nhiễm mới đang phủ bóng đen lên triển vọng phát triển kinh tế. Thống kê của Worldometers cho biết, Philippines có hơn 10.000 ca nhiễm mới tính riêng trong ngày 18/4.

Ngoài ra, vắc-xin của hãng dược Bharat Biotech International, có trụ sở tại Ấn Độ, cũng đã được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp tại Philippines. Các loại vắc-xin của Pfizer, AstraZeneca, Sinovac Biotech và của Trung tâm Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Nga Gamaleya trước đó cũng đã được cấp phép.

Theo ông Galvez, Philippines dự kiến ​sẽ ​có tới 14 triệu liều vắc-xin trong quý này, chủ yếu từ các hãng Sinovac và Gamaleya. Ngoài ra, 200.000 liều vắc-xin Pfizer cũng có thể cập bến quốc gia Đông Nam Á ngay trong tháng này.

Thủ tướng Anh hủy chuyến thăm Ấn Độ do lo ngại dịch

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 19/4 đã quyết định hủy chuyến thăm Ấn Độ vào tuần tới, trong bối cảnh các trường hợp nhiễm Covid-19 ở quốc gia châu Á đang ngày một tăng cao.

Chỉ ít giờ sau động thái trên, Chính phủ Anh đã áp lệnh cấm bay nghiêm ngặt nhất đối với Ấn Độ. Điều này được Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock xác nhận trong cuộc họp tại Hạ viện, khi ông tiết lộ có tới 103 trường hợp ở Anh bị cho là đã nhiễm biến chủng mới của virus corona từ Ấn Độ, trong đó "phần lớn có liên quan đến các chuyến du lịch quốc tế".

Ông Hancock cũng cho biết, Ấn Độ hiện đã bị liệt vào "danh sách đỏ" của Anh. Điều này đồng nghĩa với việc cấm nhập cảnh đối với tất cả những người từ Ấn Độ, trừ công dân Anh hoặc Ireland. Những người này cũng phải trả tiền để được cách ly trong một số khách sạn được Chính phủ Anh chỉ định trong vòng 10 ngày sau khi nhập cảnh.

Ấn Độ hiện đang là nước có tốc độ lây nhiễm Covid-19 nhanh nhất thế giới, với 273.810 ca nhiễm và 1.619 ca tử vong mới tính riêng trong ngày 19/4. Nước này hiện vẫn xếp sau Mỹ về tổng số người nhiễm Covid-19, nhưng lại đang dẫn đầu về số ca nhiễm mới trong 7 ngày qua, theo trang thống kê Worldometers.

Số ca nhiễm mới trong ngày ở Campuchia cao kỷ lục

Báo Khmer Times chiều 19/4 cho biết, tình hình dịch Covid-19 ở Campuchia vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Bộ Y tế Campuchia hôm 19/4 ghi nhận 624 ca nhiễm mới. Đây là số ca nhiễm tăng thêm kỷ lục trong ngày được ghi nhận ở nước này tới nay. Trước đó, số ca nhiễm kỷ lục gần nhất là 618 ca, được báo cáo hôm 18/4.

Thủ đô Phnom Penh vẫn là nơi có số ca nhiễm mới cao nhất ở Campuchia, với 465 ca. Trong đó có 458 ca là người Campuchia và 7 ca là công dân Trung Quốc. Tổng số ca nhiễm ở Phnom Penh đến nay là 4.911, trong khi tổng số ca nhiễm trên toàn quốc là 7.013.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Việt Anh

Số phận của những liều vắc-xin Covid-19 'ế thừa'

Số phận của những liều vắc-xin Covid-19 'ế thừa'

Việc thanh lý hết những liều vắc-xin Covid-19 dư thừa đang trở thành bài toán mới khiến nhiều nước phải 'đau đầu'.

Thi thể nhiễm Covid-19 dạt vào bờ khiến Vanuatu cấm đi lại cả một vùng

Thi thể nhiễm Covid-19 dạt vào bờ khiến Vanuatu cấm đi lại cả một vùng

Vanuatu đã phải áp dụng lệnh cấm đi lại tại vùng đảo lớn nhất, sau khi phát hiện một thi thể dương tính với Covid-19 trôi dạt vào bờ biển nước này.