Vị quan chức giấu tên này tiết lộ, 2,5 triệu liều vắc xin Covid-19 của hãng Moderna sẽ được vận chuyển từ thành phố Memphis, bang Tennessee (Mỹ) tới thành phố Đài Bắc vào ngày 20/6. Người này còn cho biết, lô vắc xin Covid-19 sẽ được vận chuyển một cách nhanh chóng để các chuyên gia Mỹ và Đài Loan có thể giải quyết các vấn đề về quy định.

"Chúng tôi không phân bổ những liều vắc xin này dựa trên điều kiện chính trị hoặc kinh tế. Chúng tôi tặng chúng với mục tiêu duy nhất là cứu sống mọi người", quan chức Mỹ cho biết, đồng thời nói thêm rằng Đài Loan đang phải đối mặt với sự "bất công" khi mua vắc xin Covid-19 trên thị trường thế giới.

{keywords}
Đài Loan mới chỉ tiêm chủng được khoảng 6% trong tổng số 23,5 triệu cư dân của hòn đảo. Ảnh: Reuters

Đài Loan đang cố gắng đẩy nhanh các thỏa thuận mua vắc xin Covid-19, do mới tiêm chủng được khoảng 6% trong tổng số 23,5 triệu cư dân. Dù đã đặt mua hơn 20 triệu liều vắc xin Covid-19 từ các hãng AstraZeneca và Moderna, song Đài Loan mới chỉ nhận được số lượng ít ỏi, chủ yếu từ AstraZeneca.

Trước đó, Nhật Bản hồi đầu tháng cũng thông báo sẽ chuyển thẳng cho Đài Loan khoảng 1,24 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca để đáp ứng nhu cầu cấp bách. Đài Loan đang phải chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng đáng kể từ tháng đầu tháng 6 cho đến nay. Hòn đảo hiện ghi nhận hơn 13.800 ca nhiễm và hơn 530 ca tử vong vì Covid-19.

Brazil vượt mức 500.000 người tử vong bởi Covid-19

Brazil trong hôm 19/6 đã phải trải qua một cột mốc buồn, khi Bộ Y tế nước này thông báo số người tử vong bởi Covid-19 đã vượt mức 500.000. "500.000 sinh mạng đã mất đi bởi đại dịch đang ảnh hưởng đến Brazil của chúng ta và trên thế giới", Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Queiroga viết trên Twitter.

Trong tuần qua, Brazil đã ghi nhận trung bình tới 2.000 ca tử vong/ngày. Trong khi đó, số ca nhiễm mới cũng tăng trung bình hơn 70.000 ca/ngày, khiến quốc gia này vượt Ấn Độ trở thành nước có số ca nhiễm/ngày nhiều nhất trên thế giới.

Nhiều chuyên lo ngại số ca nhiễm và tử vong bởi Covid-19 ở Brazil, vốn đã cao nhất ở khu vực Mỹ Latinh, sẽ còn cao hơn nữa. Gonzalo Vecina, cựu lãnh đạo cơ quan quản lý y tế Brazil, cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ vượt mức 700.000 hoặc 800.000 ca tử vong trước khi thấy tác dụng của việc tiêm chủng”.

Hiện mới chỉ có 11% người dân Brazil đã được tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19. Các nhà dịch tễ học cảnh báo rằng, với mùa đông đang đến ở Nam bán cầu và các biến thể mới của virus corona bắt đầu xuất hiện, số ca tử vong bởi Covid-19 sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi số lượng người được tiêm chủng tăng lên.

Raphael Guimaraes, một nhà nghiên cứu tại trung tâm y sinh Fiocruz của Brazil, cảnh báo nước này có thể tái diễn tình cảnh tồi tệ nhất hồi tháng 3 đến tháng 4 năm nay, thời điểm Brazil phải ghi nhận trung bình 3.000 người tử vong mỗi ngày bởi Covid-19.

Ấn Độ ra điều kiện xuất khẩu vắc xin Covid-19

Một quan chức phụ trách chiến dịch ứng phó Covid-19 của Ấn Độ cho biết, nước này muốn khôi phục xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho các quốc gia đối tác, nhưng chỉ khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, trang tin AP đưa tin hôm 19/6.

"Một khi nhu cầu tiêm chủng cấp thiết cho đa phần người dân của chúng tôi đã đạt được, và có một kho dự trữ vắc xin với nhiều nguồn cung, thì chúng tôi mới sẵn sàng phục vụ các đối tác và cung cấp vắc xin cho họ", bác sĩ Vinod K Paul, người đứng đầu nhóm đặc trách ứng phó Covid-19 của Ấn Độ, cho biết.

Tuy vậy, khi được hỏi thời điểm lệnh cấm xuất khẩu vắc xin được dỡ bỏ, ông Paul cho biết "yêu cầu cung cấp bất cứ mốc thời gian nào vào lúc này" là không công bằng.

Ấn Độ bắt đầu xuất khẩu vắc xin Covid-19 tới hơn 90 quốc gia kể từ tháng 1 năm nay, sau khi được chuyển giao công nghệ điều chế vắc xin của AstraZeneca. Tuy nhiên, khi dịch bệnh lan rộng ngoài tầm kiểm soát ở Ấn Độ hồi tháng 4, nước này đã ra lệnh cấm xuất khẩu vắc xin và ngưng cung cấp vắc xin cho Cơ chế COVAX.

Indonesia sẽ nhập 50 triệu liều vắc xin của Pfizer

Indonesia sẽ nhận được 50 triệu liều vắc xin Covid-19 do Pfizer và BioNTech hợp tác sản xuất, với lô đầu tiên dự kiến sẽ được tiếp nhận ​​vào tháng 8.

“Vắc xin Pfizer sẽ bắt đầu đến tay khách hàng từ tháng 8, với số lượng xuất xưởng từ 7,5 triệu đến 12 triệu liều mỗi tháng,” Siti Nadia Tarmizi, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Indonesia, cho biết hôm 19/6. Số vắc xin này đều do chính phủ Indonesia trực tiếp đặt mua.

Quốc gia lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện đang phải vật lộn với sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 mới trong những tuần gần đây. Indonesia hiện ghi nhận gần 2 triệu ca nhiễm Covid-19 và 54.291 ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này, cao nhất khu vực.

Tổng thống Indonesia Joko Widowo hôm 17/6 đã ra lệnh cho các nhà chức trách đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng của đất nước, nhằm tăng số người được tiêm vắc xin Covid-19 mỗi ngày từ nửa triệu lên 1 triệu người vào tháng tới.

Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.  

Việt Anh

Vì sao Ấn Độ nhanh chóng điều chỉnh chính sách vắc xin Covid-19?

Vì sao Ấn Độ nhanh chóng điều chỉnh chính sách vắc xin Covid-19?

Sau nhiều bất cập khiến vắc xin phòng Covid-19 không được phân phối cân bằng, Chính phủ Ấn Độ đã "chữa cháy" bằng việc điều chỉnh lại chính sách.

Số ca Covid-19 tử vong ở Campuchia cao kỷ lục, sân bay Trung Quốc hủy gần 400 chuyến

Số ca Covid-19 tử vong ở Campuchia cao kỷ lục, sân bay Trung Quốc hủy gần 400 chuyến

Campuchia hôm 19/6 đã ghi nhận thêm 20 ca tử vong Covid-19, mức cao kỷ lục mới về số người chết bởi Covid-19 trong một ngày.