Theo giải thích của trang tin quân sự Mỹ We Are The Mighty, các nước lọt vào danh sách "đen" vì đặt ra mục tiêu cao nhưng lại chưa đầu tư đúng mức hoặc để xảy ra tình trạng huấn luyện yếu kém...

{keywords}
Tiêm kích tàng hình Thành Đô J-20 của Trung Quốc. Ảnh: PLA Daily

Đứng đầu danh sách là Syria, tiếp đến là Triều Tiên và Ảrập Xêút. Đáng nói, Trung Quốc cũng bị xếp vào danh sách này, ở vị trí thứ 9, ngay phía trên Canada.

Theo các chuyên gia xếp hạng, Không quân Trung Quốc hiện không có khả năng vươn ra toàn cầu, ít nhất tới năm 2030. Lực lượng này chỉ đang có trong tay một số lượng tương đối nhỏ các phi cơ cảnh báo sớm và máy bay tiếp nhiên liệu.

Ngoài ra, mãi tới sau năm 1991, Bắc Kinh mới tái chú ý đầu tư cho Không quân, xét cả về công nghệ.

Các tin tức đáng chú ý khác trong ngày:

- Ngay sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện, Thủ tướng Anh Theresa May đã khởi động các cuộc gặp với lãnh đạo các đảng phái chính trị khác nhau trong nước, nhằm thúc đẩy việc thông qua thỏa thuận Anh rời Liên minh châu Âu (EU) sẽ trình Quốc hội vào lần tới. Theo Chủ tịch Hạ viện Anh Andrea Leadsom, Thủ tướng May dự kiến sẽ công bố những bước đi tiếp theo của bà vào ngày 21/1. Các nghị sĩ sẽ tranh luận và bỏ phiếu cho "Kế hoạch B" Brexit của bà May vào ngày 29/1.

- Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 17/1 đã triệu tập tùy viên quân sự Nhật tại Seoul để phản đối động thái tương tự của Bộ Quốc phòng Nhật một ngày trước đó, liên quan đến tranh cãi về sự cố radar quân sự trên biển. Căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang sau khi Tokyo cáo buộc tàu chiến Hàn Quốc hướng radar kiểm soát hỏa lực vào máy bay tuần tra thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật ngày 20/12/2018.

- Theo hãng tin Yonhap, ông Kim Yong Chol, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Triều Tiên đã đến Bắc Kinh chiều 17/1 trước khi bay tiếp sang Mỹ vào tối cùng ngày. Truyền thông Mỹ và Hàn Quốc trích dẫn các nguồn thạo tin hé lộ, ông Kim Yong Chol dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Washington DC để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

- Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ nghi ngờ, việc Chính phủ Ukraina có ý định không cho phép các đại diện Nga tới giám sát cuộc bầu cử ở nước này, trong khuôn khổ sứ mệnh của Văn phòng Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu về các thể chế dân chủ và nhân quyền (OSCE/ODIHR) nhằm che giấu điều gì đó.

- Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cử 75 quan sát viên quốc tế tới thành phố Hodeidah, Yemen để giám sát thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 4 năm qua ở nước này.

- Cảnh sát Pháp đã bắt giam Alexandre Benalla, cựu vệ sĩ riêng của Tổng thống Emmanuel Macron để phục vụ điều tra việc anh ta sử dụng hộ chiếu ngoại giao để tới các nước khác khi không còn làm cho Điện Élysée. Benalla đã bị tổng thống sa thải hồi năm ngoái sau bê bối đánh những người biểu tình.

- Theo một đề xuất vừa được Ủy ban nghị viện đa đảng Ấn Độ thông qua, nước này sẽ chi 2,9 tỉ USD để xây dựng 44 con đường sát biên giới với Trung Quốc, nhằm đảm bảo huy động quân đội nhanh chóng trong trường hợp xảy ra xung đột.

- Cảnh sát Ghana cho biết, Ahmed Husein, một cây bút điều tra từng phanh phui nhiều vụ tham nhũng động trời trong làng bóng đá châu Phi, vừa bị bắn chết tại thủ đô Accra.

Tuấn Anh